[Serial] Phần 2 Sự Phát Triển Lịch Sử Của Văn Học Phần 2

Ở bài trước chúng ta đã được tìm hiểu hai phần về văn học đó là: Sự vận động của xã hội và sự vận động của văn học; Thời kì văn học. Từ đó hiểu được rằng sự biến đổi và phát triển của văn học không chỉ chịu tác động của các biến cố chính trị – xã hội từ bên ngoài mà còn do sự vận động nội tại của nó gây nên. Vì vậy, để xác định các thời kì phát triển của văn học, không thể chỉ căn cứ vào các thời điểm quan trọng trong lịch sử dân tộc mà còn phải xét đén những cái mốc đánh dấu sự chuyển biến của tư duy nghệ thuật, của sự phát triển ngôn ngữ, của sự hình thành thể loại, sự ra đời của các trào lưu văn học. Ở phần 2 này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về  trào lưu văn học các em nhé!

  1. Trào lưu văn học

Trong lịch sử văn học thế giới, trào lưu văn học hoàn chỉnh nhất đầu tiên là chủ nghĩa cổ điển, xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ XVII và sau đó ở một số nước châu Âu khác. Nguyên tắc sáng tác cơ bản tạo thành cơ sở lí luận của trào lưu này được trình bày đầy đủ nhất trong công trình “Nghệ thuật thi ca” của N. Boalô. Đại diện tiêu biểu cho trào lưu này là các nhà viết kịch Pháp: P. Coonây, Gi. Raxin, Môlie.

Có thể bạn sẽ không hiểu vấn đề nếu chưa xem phần 1:[Serial] Phần 1 Sự Phát Triển Lịch Sử Của Văn Học Phần 1

Tiếp theo sau chủ nghĩa cổ điển, trong nền văn học châu Âu xuất hiện chủ nghĩa lãng mạn, hình thành ở Anh, Pháp, Đức và Nga vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trào lưu lãng mạn phát triển rực rỡ trong lĩnh vực văn học với các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: G. Bairơn, P.Seli (Anh), V. Huygô,…

[Serial] Phần 2 Sự Phát Triển Lịch Sử Của Văn Học Phần 2 1
Chủ nghĩa lãng mạn, hình thành ở Anh, Pháp, Đức và Nga vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX

Sau trào lưu lãng mạn, từ những năm cuối thế kỷ XIX, ở châu Âu xuất hiện hàng loạt nhà văn với những sáng tác kiểu mới, tạo thành trào lưu hiện thực. Các tác giả tiêu biểu cho trào lưu này là S. Đicken (Anh), H. Bandac và Xtăngđan (Pháp), H. Hainơ (Đức), A. Pusskin, N. Gôgôn, L. Tônxtôi, ….

Từ đầu thế kỷ XX, trong văn học thế giới xuất hiện nhiều trào lưu văn học khác nhau, trong đó nổi bật lên các trào lưu hiện đại chủ nghĩa lan rộng ở phương Tây và trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa, phát triển mạnh mẽ nhất ở Nga sau Cách mạng tháng Mười rồi từ đó lan rộng ra các nước khác ở Đông Âu và Châu Á.

Ở Việt Nam, các trào lưu văn học xuất hiện đầu tiên vào khoảng những năm 30. Trong thời kì đầu những năm 30 đến 1945, hai trào lưu công khai nổi bật nhất là trào lưu lãng mạntrào lưu hiện thực. Văn học lãng mạn phát triển rực rỡ trong Thơ mới với các tác giả tiêu biểu như Thế Lữ (với tác phẩm “Nhớ rừng” các em sẽ được học trong chương trình Văn học 8), Lưu Trọng Lư, Tố Hữu (Tác phẩm “Khi con tu hú” trong chương trình Văn học 8), Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử,…Văn học hiện thực thành công trước hết trong lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết với các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng (nổi tiếng với tác phẩm “Trong lòng mẹ”).

[Serial] Phần 2 Sự Phát Triển Lịch Sử Của Văn Học Phần 2 2
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu hiện thực

Chặng đường phát triển của văn học còn rất dài, rất dài, phần lớn là nhờ vào công sức của các em. Cha ông ta đã tạo nên những trang sử rất hào hùng cho dân tộc, tại sao chúng ta không tích cực giữ gìn và phát triển chúng? Văn học, lịch sử và địa lí có liên quan mật thiết với nhau. Nếu các em tạo cho mình niềm đam mê chúng chắc chắn các em sẽ đón nhận được nhiều kiến thức thú vị đấy.

Chúc các em học tốt!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0933410490
chat-active-icon
chat-active-icon