Sinh Viên Nên Đi Làm Thêm Hay Không

Câu chuyện làm thêm của sinh viên thì chẳng mấy lạ lẫm, tuy nhiên nó lại là một câu hỏi khiến cho phụ huynh cũng như sinh viên phải đau đầu cân nhắc. Ai vừa bước vào cuộc sống sinh viên, cũng “khao khát” được tự mình làm ra tiền, tuy nhiên sự “nghiệt ngã” của đồng tiền đôi khi lại làm phản tác dụng. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản, bạn bị gò bó vào một khung thời gian nhất định, kiếm được tiền nhưng lại phải đánh đổi quá nhiều thứ. Chẳng dễ dàng gì để sinh viên có được một công việc làm thêm vừa ổn định, vừa hiệu quả nhưng điều đó không có nghĩa là “part time” không dành cho sinh viên. Ngược lại, bạn nên chọn cho mình một công việc làm thêm phù hợp, vừa bổ trợ cho chuyên môn của ngành mà mình đang theo học, vừa nâng cao kĩ năng mềm và tất nhiên là thu về một khoản “kha khá” để tăng thêm thu nhập.

Tóm tắt nội dung

Sinh Viên Nên Đi Làm Thêm Hay Không???

Thời gian học đại học là để tích luỹ kiến thức để sau này ra ngoài làm việc, đó không phải là thời gian để kiếm tiền. Khi lên đại học, các bạn sẽ có nhiều cách để đi làm thêm. Có lẽ gia sư là việc kiếm nhiều tiền và nhàn nhất trong các loại công việc làm thêm. Ngoài ra bạn có thể làm các công việc khác, như kinh doanh bán quần áo, phục vụ nhà ăn v.v… việc nào cũng tốt và có ích.  Cho tới nay, vẫn còn tồn tại quan điểm trái chiều xung quanh vấn đề sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Người thì cho rằng lợi bất cập hại, người lại khẳng định đó là cơ hội để rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Nếu như trước kia, việc đi làm thêm của sinh viên thường chỉ ở những bạn sinh viên nhà nghèo ham học, muốn tự kiếm tiền trang phải chi phí học hành, giảm bớt gánh nặng cho cho mẹ thì hiện tại, đã có nhiều bạn dù điều kiện kinh tế gia đình ở mức khá giả vẫn rất tích cực đi làm thêm. Một mặt vì các bạn muốn tự chủ các khoản chi phí phát sinh mà không tiện nói với gia đình, một mặt cũng coi việc đi làm thêm như là một phương pháp rèn luyện hữu ích.

Tham khảo  bài viết: 10 công việc làm thêm thu nhập ổn định cho SINH VIÊN hiện nay

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều liên quan tới việc sinh viên đi làm thêm. Trong đó, một bộ phận cho rằng sinh viên nên đi làm thêm để có thể trau dồi kỹ năng, một bộ phận lại phản đối, cho rằng sinh viên chỉ nên tập trung vào việc học, đi làm thêm sẽ khiến thành tích học tập đi xuống. Thực tế, rất khó có thể khẳng định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Song thiết nghĩ mọi vấn đề đều có hai mặt, không thể chỉ nhìn vào một mặt mà đưa ra nhận định một cách phiến diện.

Trung tâm gia sư Trí Việt chúng tôi xin chia sẻ hai mặt lợi và hại của việc đi làm thêm của sinh viên và những công việc làm thêm tốt phù hợp với khả năng, thời gian của sinh viên mà vẫn đảm bảo thời gian học tập và mục đích kiếm tiền của các bạn sinh viên.trung tâm cúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết, phân tích rõ những điểm tích cực và điểm hạn chế của việc sinh viên đi làm thêm, từ đó, các bạn sinh viên sẽ tự mình cân nhắc xem lựa chọn thế nào cho phù hợp.

Khi đi làm thêm, bạn được gì? 

  • Bạn sẽ có tài chính rủng rỉnh hơn

Đi làm thêm ngay từ khi còn là sinh viên giúp bạn có các khoản thu nhập hàng tháng và đủ khả năng sống độc lập, không còn phụ thuộc vào gia đình. Đặc biệt, đi làm thêm khiến sinh viên hiểu được giá trị của đồng tiền, mà những kẻ tiêu tiền của bố mẹ thì không bao giờ hiểu được.

trung tâm gia sư
Làm thêm giúp bạn rủng rĩnh tài chính hơn!
  • Rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng một lúc

Bắt đầu đi làm thêm, bạn phải tự rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng một lúc. Trước hết là xin việc, phỏng vấn, đi làm thêm, cùng với việc đảm bảo công việc học hành ở trường. Không chỉ sắp xếp lịch học đại học, bạn còn phải quản lý thời gian để làm việc tốt ở nơi làm thêm của bạn. Vừa đi học, vừa làm thêm sẽ giúp bạn thông minh, năng động và chăm chỉ hơn.

  • Làm đẹp CV của bạn

Một trong những điều các nhà tuyển dụng thường yêu cầu đối với các ứng cử viên là kinh nghiệm. Khi bạn ra trường, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều ứng cử viên giàu kinh nghiệm khác. Vì vậy, số một cách để nổi bật CV của bạn, đó là trình bày những công việc bạn đã từng làm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

  • Mở rộng các mối quan hệ

Khi bạn bắt đầu đi làm thêm, bạn sẽ quen biết thêm những người đồng nghiệp và có cơ hội mở rộng các mối quan hệ. Bạn biết càng nhiều người liên quan đến công việc làm thêm của bạn, bạn càng có nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ, thậm chí có một công việc tốt trong tương lai.

  • Kỹ năng quản lý thời gian của bạn sẽ phát triển

Khi bạn đi làm thêm, bạn phải biết tự quản lý thời gian của mình để có thể hoàn thành việc làm thêm cũng như việc học tập ở trường của bạn. Bạn sẽ bận rộn hơn, nhưng biết quý giá thời gian của mình hơn.

  • Làm thêm giúp cho việc chuyển đổi sang “thế giới thực” trơn tru hơn nhiều

Có thể bạn không biết, nhiều sinh viên mới ra trường, sẽ cảm thấy rất bối rối khi bắt đầu công việc của mình và đều nhận định rằng, những điều gì mình học không giống với công việc mình làm. Vậy, nếu bạn có được một công việc trước khi ra trường, bạn sẽ có thể tập thích ứng với công việc và môi trường làm việc tương tự như công việc mà bạn sẽ làm sau này.  Và đi làm thêm sinh viên có thêm thu nhập, tăng kỹ năng giao tiếp, thêm mối quan hệ. Và đặc biệt đi làm thêm giúp ích cho các bạn va chạm với “khốn nạn” của xã hội sớm nên sau này khi bị rơi sẽ bớt đau hơn.

  • Bạn sẽ phát hiện ra nhiều thứ về bản thân mình

Là một sinh viên, bạn đã khám phá hết khả năng của bản thân của mình chưa? Bạn có cho rằng, bạn hợp với ngành nghề mình đã chọn trong trường đại học không? Những công việc bán thời gian sẽ giúp bạn khám phá ra những năng lực “tiềm ẩn” của bản thân. Bạn sẽ có cơ hội để tìm ra điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân để thích ứng với công việc sau này.

  • Kinh nghiệm

Việc làm thêm là cách thực hành hoàn hảo những kiến thức, kỹ năng bạn đã được học ở nhà trường. Bạn có thể được làm thử những công việc mà mình mơ ước nếu chọn được công việc làm thêm phù hợp. Sau khi ra trường bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối và bỡ ngỡ khi bắt đầu đi làm. Mỗi ngày đi làm thêm, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể học được những bài học lớn ở bên ngoài trường đại học. Môi trường làm thêm giúp các bạn nhận thức được chính mình để điều chỉnh bởi hiện nay thói ngộ nhận đang tràn ngập trong sinh viên. Ngoài ra, nó cũng tạo ra kinh nghiệm nghề nghiệp như ngoại ngữ, du lịch, ngân hàng…để các bạn bước vào nghề bớt bỡ ngỡ hơn.

Đi làm thêm, bạn sẽ mất gì?

Quãng thời gian là sinh viên là quãng thời gian để tích lũy kiến thức vì vậy không nên đi làm thêm những công việc không liên quan đến ngành nghề mà mình đang học. Là sinh viên, nếu có thời gian đi làm thêm thì nên tìm những công việc liên quan đến ngành mà mình đang học để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giúp ích cho mình sau này.
Khi đó vừa giải quyết kỹ năng ngành, vừa có kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần có sẽ làm mục tiêu của bạn đến nhanh hơn. Tuy nhiên, sinh viên cần giới hạn thời gian một cách có chủ động giữa hè và trong năm học. Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ mà đời thì toàn cáo.

++>> Xem Video: T.S Lê Thẩm Dương Nói Về Việc Sinh Viên Có Nên Đi Làm Hay Không?

Ở những nước phát triển, công dân đi làm thêm từ năm 15 tuổi. Nhưng học sinh, sinh viên của họ đi làm thêm nhưng bị khống chế về thời gian, nếu không tuân thủ sẽ bị đuổi học. Và không đi làm thêm thì họ sẽ đuối trong cuộc đua tới mục tiêu cuộc đời. Còn ở VIỆT NAM thì sao? Do luật pháp chưa khống chế nên mới có tình trạng sinh viên bị các trung tâm giới thiệu việc làm lừa, hoặc đi làm buổi đực, buổi cái…dẫn đến hiệu quả, hiệu suất công việc rất thấp.

Đi làm thêm thì hiệu quả bạn nhận được là gì? Hiệu quả = kết quả /công sức bỏ ra. Ấy thế mà kết quả sinh viên Việt Nam đi làm thêm nhận được chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng + mệt mỏi + thi lại + cạm bẫy xã hội. Đó là nguyên nhân gây tệ nạn xã hội. Các bạn thấy hiệu quả có đáng sợ không?”. Nếu các bạn ngụy biện rằng đi làm thêm để mở rộng mối quan hệ thì tôi cho rằng, quan hệ đó không cần mở rộng. Kỹ năng mà đi làm thêm cho bạn là những mặt trái xã hội, kinh nghiệm có được khi đi làm thêm lại là cái mà nhà tuyển dụng không cần. Điều đáng sợ hơn là đi làm thêm là đưa mình vào với những cạm bẫy”.

Bạn chỉ đi làm thêm khi làm chủ được bản thân có nghĩa là tuyệt đối không được theo đám đông. Phải phân bổ được thời gian của chính mình thì hãy làm thêm. Còn nếu gia đình bạn quá nghèo buộc phải đi làm thêm để chia sẻ với gia đình thì đòi hỏi bạn phải là người đầy ý chí và nghị lực.

Làm thêm lấy kinh nghiệm là chính.

  • Tiền chưa phải là tất cả, kinh nghiệm mới là yếu tố hàng đầu

Nhiều sinh viên tìm kiếm một công việc part time chỉ vì mục đích kiếm thật nhiều tiền. Điều đó không sai, nhưng nó không phù hợp với nhiệm vụ mà một sinh viên cần đặt lên hàng đầu, việc học kinh nghiệm bổ trợ cho công việc sau này mới là điều quan trọng nhất. Những người đặt mục tiêu kiếm tiền lên trên hết là sai lầm nghiêm trọng, chỉ vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi đi nhiều thứ. Mỗi người sẽ có trung bình 4 đến 5 năm cho chương trình đào tạo đại học tùy vào chuyên ngành, 4 đến 5 năm cho một quá trình làm việc lâu dài sau này, chừng ấy cũng đủ để thấy sinh viên cần kinh nghiệm chuyên ngành nhiều hơn trước khi nghĩ đến chuyện kiếm tiền phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Chắc chắn sẽ có nhiều bạn gia đình hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để chọn công việc cho mình. Dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, hãy đặt kinh nghiệm lên trên tiền bạc.

  • Chấp nhận làm… không lương đổi lấy kinh nghiệm

Nhiều cô cậu sinh viên quá vội vàng kiếm tiền mà quên mất đi nhiệm vụ chính của bản thân, đó là học tập để chuẩn bị cho công việc sau khi tốt nghiệp. Muốn có một công việc liên quan đến ngành học không phải là một việc dễ dàng gì, vì lí do part time nên chỉ một vài nơi tuyển dụng các công việc có liên quan như thế. Tuy nhiên, công việc để bổ trợ kỹ năng mềm thì hoàn toàn không thiếu, trở ngại lớn nhất là lương bổng thường không cao, thậm chí phải làm không lương khiến cho nhiều sinh viên chán nản. Học chuyên ngành báo chí có thể làm cộng tác viên viết bài, học IT có thể làm thêm thiết kế đồ họa hay lập trình các thuật toán đơn giản, học PR có thể làm truyền thông cho các công ty để quảng cáo sản phẩm… vậy các ngành như Kế toán, Luật hay Y dược thì sẽ làm thêm bằng cách nào?

Công việc part time vô cùng đa dạng, nếu bạn đang băn khoăn không biết công việc nào phù hợp với ngành nghề thì hãy nghĩ ngay đến những công việc bổ trợ kỹ năng như Dịch bài, Xin cộng tác cho các công ty tổ chức sự kiện hay có thể làm gia sư để vừa học vừa nắm kiến thức nền. Thậm chí bạn phải chấp nhận làm không lương để học hỏi kinh nghiệm, trang bị những kiến thức thực tiễn càng sớm càng tốt, có thể tới chỉ được quan sát và phụ các công việc nhỏ nhặt, tuy nhiên từ đó để học hỏi được nhiều điều hơn.

Thời gian đầu có thể sẽ phải làm không như thế, nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi và tiếp thu được chuyên môn thì họ sẽ có những khoản tiền hỗ trợ xứng đáng. Bạn phải có tầm nhìn xa, để chuẩn bị cho việc tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.

Những công việc làm thêm phổ biến cho sinh viên

  • Phụ bán nhà hàng, cafe, karaoke…được gì và mất gì?

Nhắc đến việc làm thêm có lẽ không thể bỏ qua việc phụ bán ở các quán café, quán karaoke hay các quán ăn nhậu, bởi lẽ loại hình dịch vụ ấy rất nhiều và trải khắp hầu hết. Hai bên đường dày đặc những quán café, những con phố karaoke luôn nhộn nhịp và đơn giản ở đấy không yêu cầu bằng cấp. Chỉ cần rãnh thời gian là có thể làm được, mà sinh viên thì đáp ứng đủ mọi yêu cầu ấy. Tuy nhiên, bạn phải xem xét mình được gì và mất gì từ công việc đó.

viec-lam-them-sinh-vien
Phục vụ nhà hàng là việc hái ra tiền cho Sinh Viên

Đầu tiên là bạn kiếm được tiền, bạn sẽ thấy được giá trị của đồng tiền, học được cách “chiều lòng” khách hàng và năng động hơn để đáp ứng được công việc. Nhưng, công việc ấy lại là một chu trình được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ không có sự sáng tạo, không cần tư duy, cũng chẳng cần phải “vắt óc suy nghĩ”, chỉ cần mỉm cười và làm mang thức uống theo yêu cầu của khách. Những ai chưa từng thử sẽ nghĩ rằng nó cũng không có gì to tát, và đúng thật vậy, nhàm chán là điều đáng phải bàn đối với sinh viên. Chúng ta cần năng động, chúng ta cần sáng tạo, chúng ta cần người khác lắng nghe ý tưởng của mình chứ không phải là mình phải làm theo người khác. Chưa kể, công việc tại các quán karaoke hay quán nhậu lại kéo theo hàng loạt những rắc rối mà ngay chính bạn cũng chẳng thể nào lường trước được.

Tuổi trẻ, va vấp là điều đương nhiên, nhưng đừng bao giờ cho rằng bạn có quyền sai và được phép làm sai để hướng suy nghĩ mình vào những thói xấu. Thử xem mình được những gì và phải đánh đổi những gì, đặt nó lên bàn cân trước khi quyết định đến công việc làm thêm mà bạn chọn.

  • Gia sư dạy kèm

Đây quả thật là công việc mà sinh viên nên nghĩ đến đầu tiên nếu có ý định đi làm thêm, đặc biệt là sinh viên các trường sư phạm, nó sẽ bổ sung thêm rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân bạn sau khi ra trường. Ngoài việc bạn có thể ôn lại kiến thức, bạn còn có cơ hội tìm tòi và phát triển kiến thức của bạn theo chiều hướng tích cực. Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhu cầu học thêm của học sinh ngày càng nhiều. Thế nên việc tìm kiếm một lớp học phù hợp để dạy không còn là điều khó khăn nữa.

trung tâm gia sư
Đội ngủ gia sư của Trung Tâm Gia Sư Trí Việt

Mặt khác, khi đi dạy, bạn còn có cơ hội thử thách bản thân với những vấn đề mới gặp phải trong lúc giảng dạy. Công việc làm gia sư được đánh giá là công việc có lương cao cho sinh viên. Một bạn sinh viên đi dạy có thể kiếm cho mình 40.000-100.000 đ một tiết tùy vào khả năng và kinh nghiệm của từng bạn. nhưng đây vẫn là mức lương khá tốt so với việc làm phụ quán.

Tuy nhiên, không công việc nào là màu hồng cả, bạn phải tự mình cố gắng để cải thiện phương pháp và chất lượng dạy học của bản thân. Không chỉ là dạy những kiến thức khô khan, mà bạn phải làm cho nó sinh động lên để học sinh hiểu được. Ngoài ra, công việc nào cũng tốn thời gian, nên bạn cần phải sắp xếp thời gian hợp lý, chọn lớp có khung giờ phù hợp để không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập chính của bạn.

  • Bán hàng online

Đây là việc làm thêm được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Các bạn có thể làm tại nhà chỉ với một cái máy tính hoặc smartphone. Đây cũng là công việc dễ kiếm tiền cho các bạn. nhưng trong quá trình kinh doanh online, bạn cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn cũng như thử thách bản thân. Bạn phải đắn đo tìm nguồn hàng chất lượng, chiến lược kinh doanh hiệu quả, …. Và những rắc rối với khách hàng hoặc nhà cung cấp cũng làm bạn phải đau đầu. mặc dù đây là một công việc có thể kiếm được tiền cho cuộc sống của bạn, nhưng bên cạnh đó cũng có một số bất lợi cho bạn. Thời gian chính là yếu tố quan trọng, thời gian bạn giải quyết các đơn hàng, xử lý hàng tồn, …. Sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn. Và đôi khi, nó sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa trên trường của bạn. đừng vì ham kiếm tiền sớm mà đánh đổi 12 năm đèn sách thi vào đại học và tương lai của bạn sau này.

  • Cẩn thận với đa cấp.

Chắc hẳn thời sinh viên bạn nào cũng nghe nói tới đa cấp. Đây là một hình thức kinh doanh không xấu theo đúng bản chất của nó. Nhưng ngày nay, những người đang kinh doanh theo hình thức này đang làm nó xấu đi, kéo theo đó là rất nhiều sinh viên rơi vào cảnh bỏ học, nợ nần. Tại rất nhiều trường đại học, đánh vào tâm lý các bạn sinh viên mới có nhu cầu tìm việc làm thêm, đặc biệt các công việc việc nhẹ lương cao sẽ thu hút được sự chú ý của phần đông các bạn tân sinh viên. Với cách ăn mặc đẹp đẽ, nói chuyện lôi cuốn về những công việc nhẹ nhàng với mức lương trên trời trong những công ty sang chảnh chắn chắn sẽ làm nhiều bạn sinh viên thích thú. Nhưng đây thực chất chỉ là những lời nói dối. Công việc này chiếm hầu hết thời gian của các bạn, nhiều bạn sinh viên không có thời gian để đến trường, bỏ học hay bị đuổi học. Và sau đó, kết quả bạn nhận được chỉ là con số 0. Vì vậy, hãy cẩn thận, thông minh trước những lời ngon ngọt vì thế giới này cái gì cũng có cái giá của nó, cuộc sống không có gì là màu hồng cả.

kinh-doanh-da-cap
Vì tin người, rất nhiều sinh viên đã “Sập Bẫy” đa cấp

Trên đây là một vài ví dụ điển hình về công việc bán thời gian của các bạn sinh viên. Còn rất nhiều công việc part time mà bạn có thể lựa chọn như làm cộng tác viên bán hàng, dịch thuật, làm đồ handmade, …. Công việc nào cũng có 2 mặt của nó. Vì vậy hãy suy nghĩ kĩ xem bạn có nên đi làm thêm hay không, việc làm thêm đó có bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho bạn không hay chỉ làm tốn thời gian và công sức của bạn thôi. Hãy nhớ ràng mục tiêu qua trọng nhất của bạn là học tập. đừng để việc làm thêm vì những đồng tiền ít ỏi mà ảnh hưởng đến cả tương lai sau này.

Kết

Đi làm thêm cũng chính là một phần trải nghiệm không thể thiếu trong những năm tháng thời sinh viên, không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền mà nó còn mang lại cho bạn những kỹ năng và bài học thực tế quý giá, nhưng cũng đừng vì vậy mà quá gấp rút bạn nhé. Rồi sẽ đến một thời điểm, khi mà bạn đã có thể tự cân bằng và thích nghi tốt với môi trường Đại học, lúc đó tìm kiếm một công việc làm thêm cũng không muộn.

[row] [/row]
5/5 - (2 bình chọn)

One thought on “Sinh Viên Nên Đi Làm Thêm Hay Không

  • 10 Tháng Chín, 2017 at 1:50 chiều
    Permalink

    Tôi ủng hộ quan điểm gia sư nên đi làm thên

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0933410490
chat-active-icon
chat-active-icon