0933410490

Kinh Nghiệm Của Gia Sư Tiểu Học

Làm thế nào đề học sinh tiểu học học tốt ở cấp 1? Phụ huynh nên chọn gia sư tiểu học như thế nào cho an tâm? Hàng loạt câu hỏi về vấn đề học tập cho các bé ở cấp tiểu học được đặt ra bởi chính phụ huynh lẫn gia sư.

Phụ huynh thì lo về kết quả học tập của con em còn gia sư thì bận tâm về quá trình học của học sinh và liệu rằng cách dạy của mình có phù hợp. Nhiều câu hỏi và tình huống như vậy thì cách giài quyết như thế nào là phù hợp?

Tham khảo: dịch vụ gia sư tiểu học tại nhà

Qua bài viết mà chúng tôi gửi đến ngày hôm nay, hy vọng gia sư và phụ huynh sẽ yên tâm một phần nào khi để các bé học tập dưới sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm.

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
ở độ tuổi phát triển, trẻ cần môi trường giao tiếp tốt nhất

Đây chỉ là kinh nghiệm đa số, không mang tính ép buộc. Phụ huynh và gia sư có thể tham khảo để hiểu thêm về vốn kinh nghiệm dạy học sinh tiểu học hiện nay như thế nào?

Kinh nghiệm gia sư tiểu học

1/ Sự chuẩn bị

Đầu tiên, lúc nào gia sư cũng nên có bài kiểm tra kiến thức tổng quát của bé từ các lớp trước. Riêng lớp 1 thì gia sư nên kiểm tra tư duy, độ nhanh nhạy trong giao tiếp lẫn nhận biết các sự vật xung quanh. Kết thúc quá trình kiểm tra, gia sư sẽ chấm điểm và nhận xét bé ngay đồng thời chỉ ra những khuyết điểm mà bé đã vấp phải. Dù cho kết quả của bé có tốt hay không thì gia sư không nên chê trách mà luôn khuyến khích động viên tạo động lực cho bé cố gắng hơn.

2/ Học mà chơi, chơi mà học

Tiếp theo, mỗi khi bắt đầu một bài học mới, gia sư nên lồng ghép các hoạt động trước khi vào bài như nghe nhạc, chơi trò chơi, kể chuyện, đố vui… Mục đích là để kích thích trí não, đầu óc của bé muốn khám phá thêm về bài học. Khi giảng bài không nên giảng liên tục mà phải linh hoạt hỏi xem bé đã hiểu bài chưa hoặc cho ví dụ tương tự hỏi lại bé. Gia sư nên thường xuyên lồng ghép các câu hỏi “Tại sao?” vào. Dựng một tình huống gia sư viết sai chính tả hoặc cho kết quả bài toán sai và hỏi bé, khj bé chắc chắn kết quả mình đúng gia sư bảo bé trình bày lại cách làm. Tập cho bé khả năng nói và giải thích cho người khác hiểu được ý của mình.

3/ Tăng mức độ tương tác giữa gia sư tiểu học với bé.

Nếu trong lúc học thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi hoặc chán chường, gia sư có thể cho bé nghỉ giải lao hoặc kể chuyện cho bé giảm stress. Hỏi han nhẹ nhàng và bảo bé nói ra suy nghĩ của mình ngay lúc đó. Thường xuyên nhờ bé nhận xét về mình, phát biểu của trẻ con lúc nào cũng chân thật, nó đồng thời là thước đó giúp gia sư nhận ra các ưu điểm và hạn chế của bản thân để ngày càng hoàn thiện hơn.

4/ Khuyến khích bé

Sau mỗi kì thi giữa kì hoặc cuối kì bé được điểm cao hãy động viên bé bằng một tràng vỗ tay hoặc chuẩn bị một món quà giản dị như vở, bút, viết hay đơn giản là vài viên kẹo kèm theo những lời khen:”Em làm tốt lắm!”, “Cố gắng phát huy nhé!”. Đã là con nít thì không bé nào là không thích mình được thầy cô và bố mẹ khen cả. Còn đối với các bé có biểu hiện học yếu, nếu kết quả kiểm tra thấp, các bé có xu hướng tự ti, e dè, sợ hãi. Gia sư không nên thể hiện thái độ tiêu cực mà hãy động viên khuyến khích bé :”Em đã rất cô gắng!”, “Tiếp tục học nhé!”. Hãy sửa lại từ bài kiểm tra để bé biết mình sai chỗ nào và vì sao. Cứ một tuần, gia sư tiểu học nên có một bài kiểm tra tổng hợp dành cho các em để khái quát lại toàn bộ kiến thức lẫn biết được các em hiểu bài đến mức độ nào.

5/ Trao đổi thẳng thắn vấn đề với phụ huynh

Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về vấn đề học của con em họ và các biểu hiện đang tốt dần hoặc ngày càng tiêu cực của bé. Gia sư nên nói ra các ưu điểm và nhược điểm để phụ huynh nắm bắt và thực hiện các biện pháp phù hợp. Tuyệt đối gia sư phải khuyên can phụ huynh không nên gây áp lực với các bé vì trẻ em rất mỏng manh và buồn tủi khi bị mắng.

3 phẩm chất cần có của gia sư tiểu học

Trong quá trình làm dịch vụ gia sư dạy kèm tại nhà tphcm. Chúng tôi nhận thấy rằng không phải gia sư giỏi nào cũng phù hợp với con của bạn. Việc của bạn là cần xác định rõ các nhu cầu học tập hiện tại của bé như thế nào, sau đó hãy tìm gia sư phù hợp với nhu cầu đó.

Các gia sư khi được bạn chọn để gia sư tiểu học cho bé cần lưu ý các điểm sau:

1/ Sự kiên nhẫn

Một trong những yêu cầu ở gia sư là sự kiên nhẫn. Dù là bé có tố chất học tốt đến bé học yếu thì gia sư phải luôn mềm mỏng và nhẹ nhàng với các em. Không nên quát mắng, trách phạt khiến trẻ hoảng sợ và cảm thấy áp lực trong học tập. Hãy động viên trẻ hỏi lại bài nếu chưa hiểu hoặc giảng lại nhiều lần nếu bé chưa tự giải ra được.

2/ Kỹ năng sư phạm tốt

Luôn tạo một môi trường học tập vui vẻ và năng động. Gia sư không cần thao thao bất tuyệt một mình mà có thể để bé nói lên ý kiến của bản thân về bài học. Bé càng tương tác với giáo viên thì bé sẽ càng thêm tự tin và tự khắc sẽ có nhiều thắc mắc hơn cần được giải đáp khj học.

trung tâm gia sư tphcm
kỹ năng sư phạm là yếu tố làm nên thành công gia sư

3/ Có niềm đam mê với nghề

Gia sư bắt buộc phải có niềm đam mê hứng thú với nghề dạy, không được có dấu hiệu xao nhãng, buồn chán hoặc vô tâm. Khi đi dạy phải luôn nhiệt huyết hết mình, không luôn đưa ra lý do để xin nghỉ. Phải luôn tìm tòi các cách dạy lẫn bài học hay giúp học sinh nâng cao trình độ và kiến thức.

Tóm lại, kinh nghiệm dạy bậc tiểu học rất phong phú nhưng được tóm gọn thành những dòng chữ vắn tắt ở trên. Mỗi gia sư đều có cách dạy riêng nhưng chắc chắn phải có ít nhất một kinh nghiệm và các yêu cầu như trên. Hy vọng bài viết nàu có ít với mọi người. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi.

Thân!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.