0933410490

Phương Pháp Giải Bài Tập Phản Ứng Hóa Học Lớp 8

Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên được tất cả các quốc gia trên thế giới đưa vào nhà trường từ bậc trung học cơ sở vì tầm quan trọng của nó cũng như tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Ở Việt Nam, hóa học được bắt đầu từ lớp 8 đến lớp 12 và được nhiều trường đại học lựa chọn làm môn học đại cương cũng như chuyên ngành vì tính phổ biến và tầm ảnh hưởng lớn đến các môn khoa học khác.

Kết thúc lớp 7, bước vào năm học mới lớp 8, các em học sinh sẽ làm quen với môn học này, sự xuất hiện của Hóa học đã làm các em khá băn khoăn và lo lắng vì không thể hình dung được môn Hóa học lớp 8 sẽ học những gì. Trong thực tế quá trình công tác giảng dạy của mình, Trung tâm gia sư tại HCM  nhận thấy rằng, trong chương trình Hóa học lớp 8, chương quan trọng nhất làm cơ sở cho các chương học về sau và cũng là phần các em gặp rất nhiều khó khăn trong bước đầu làm quen với Hóa, đó là chương PHẢN ỨNG HÓA HỌC.

Vậy tại sao chương Phản ứng hóa học lại quan trọng như thế? Trung tâm gia sư Trí Việt xin chia sẽ một số kinh nghiệm và phương pháp giải bài tập của chương học này để quý phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề.Tuy nhiên, trước khi đến với bài phần tích này, bạn nên ghé đọc những điều lưu ý trong hóa học 8 để có cái nhìn tổng quát về môn hóa học 8 nhé.

1. Hiện tượng vật lý – Hiện tượng hóa học

  • Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
  • Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
  • Để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, ta dựa vào dấu hiệu chất mới tạo thành.

2. Phản ứng hóa học

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất ban đầu bị biến đổi gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.
  • Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  • Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần điều kiện đun nóng, có trường hợp cần xúc tác.
  • Để nhận biết phản ứng xảy ra, dựa vào dấu hiệu chất mới tạo thành như: sự thay đổi màu, phát sáng hay tỏa nhiệt,…

3. Định luật bảo toàn khối lượng

***Lưu ý: đây là định luật rất quan trọng các em cần nắm rõ vì định luật này sẽ được áp dụng để giải các bài tập sau này, ngay cả đến lớp 12 và thi đại học, định luật bảo toàn khối lượng vẫn được áp dụng phổ biến.

Phương Pháp Giải Bài Tập Phản Ứng Hóa Học Lớp 8 1
Định luật bảo toàn khối lượng trong hóa học
  • Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

A + B C + D

  • Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mA + mB = mC +mD
  • Nếu biết khối lượng của 3 chất ta có thể tính khối lượng của các chất còn lại.

4. Phương trình hóa học

***Lưu ý: trong phần này, điều quan trọng các em cần nắm được là cân bằng phương trình hóa học, vì các bài tập sau này các em đều phải viết phương trình và cân bằng đúng thì mới có thể giải đúng, khi cân bằng hệ số sai dẫn đến sai cả bài toán.

  • Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
  • Lập phương trình hóa học theo ba bước:
    * Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm.
    * Cân bằng phương trình hóa học.
    * Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh.
Phương Pháp Giải Bài Tập Phản Ứng Hóa Học Lớp 8 2
Các phương trình hóa học 8 phổ biến

Sau đây là một số phương pháp giải các dạng bài tập trong chương Phản ứng hóa học để các quý phụ huynh và các em tham khảo:

* Dạng 1: Hiện tượng vật lý – Hiện tượng hóa học

  • Hiện tượng vật lý xảy ra không kèm theo phản ứng hóa học (không tạo ra chất mới)
  • Hiện tượng hóa học xảy ra kèm theo phản ứng hóa học (có tạo thành chất mới)

*** Ví dụ 1: Về mùa hè, thức ăn thường bị ôi thiu. Đó có phải là sự biến đổi hóa học hay không?
Đó là sự biến đổi hóa học vì xuất hiện chất mới và không còn được sử dụng được nhưu ban đầu.

*** Ví dụ 2:
Hiện tượng vật lý:

  • Nước bay hơi.
  • Hòa tan đường vào nước.
  • Cồn bay hơi.
  • Sự ngưng tụ của hơi nước.
  • Parafin nóng chảy.

Hiện tượng hóa học:

  • Lưu huỳnh cháy thành khí sunfurơ (SO2).
  • Khí metan cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
  • Sữa để lâu bị chua.
  • Sắt bị gỉ sét trong không khí ẩm.

Dạng 2: Phản ứng hóa học – Định luật bảo toàn khối lượng

  • Từ hiện tượng hóa học sẽ viết được phương trình hóa học của phản ứng.
  • Tính theo phương trình hóa học.
  • Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính đại lượng chưa biết.

*** Ví dụ: Biết rằng kim loại Sắt tác dụng với axit clohidric tạo thành muối Sắt (II) clorua và khí hidro.
a) Lập phương trình chữ của phản ứng?
b) Lập công thức về khối lượng  của các chất trong phản ứng xảy ra?
c) Cho 6,3 gam sắt tác dụng với 12,5 gam axit clohidric tạo ra 14,3 gam sắt (II) clorua. Tính khối lượng khí hidro thoát ra?

Bài giải

a/ Phương trình chữ của phản ứng:

Sắt + Axit clohidric Sắt (II) Clorua + Khí hidro

*** Lưu ý: khi đề yêu cầu viết phương trình của phản ứng, các em nên đọc kĩ đề và xác định các cụm từ như: “cho”, “tác dụng”, “tạo thành”, “sinh ra”. Vì đó sẽ là những cụm từ giúp xác định chất nào là chất tham gia, chất nào là sản phẩm. Ví dụ “cho sắt tác dụng axit clohidric” thì sắt và axit clohidric sẽ là chất tham gia, chất tham gia ở bên trái mũi tên phản ứng, sản phẩm ở bên phải mũi tên phản ứng.

b/ Công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng:

msắt + maxit clohdric = msắt (II) clorua + mhidro

*** Lưu ý: Khi đề yêu cầu viết công thức về khối lượng, điều đó nghĩa là các em phải viết công thức định luật khối lượng đã học.

c/ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

msắt + maxit clohdric = msắt (II) clorua + mhidro

6,3 + 12,5 = 14,3 + mhidro

mhidro = 6,3 +12,5 – 14,3= 4,5 gam

*** Lưu ý: đối với đề bài đã cho, chỉ có khối lượng của một chất duy nhất là chưa biết, các em áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính chất đó.

Dạng 3: Phương trình hóa học

  • Các bước lập PTHH:

    Viết sơ đồ phản ứng
    Chọn hệ số cân bằng
    Viết phương trình hoàn chỉnh

  • Ý nghĩa của PTHH:

    PTHH cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

*** Ví dụ:

Đốt cháy Kali thi được Kali oxit
– PT chữ: Kali + Oxi Kali oxit
– Chuyển: K + O2 — > K2O
– PTHH: 4K + O2 2K2O
– Ý nghĩa:
Phân tử K : Phân tử O2 = 4:1
Phân tử O2 : Phân tử K2O = 1:2

*** Lưu ý: khi cân bằng phương trình hóa học, theo kinh nghiệm của chúng tôi, các em nên cân bằng nguyên tử Hidro và Oxi cuối cùng, và phải đảm bảo tổng số nguyên tử của nguyên tố tham gia bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố sản phẩm.

++>> tham khảo chương trình KHUYẾN MÃI gia sư dạy kèm tại nhà tại trung tâm gia sư tphcm trực thuộc gia sư trí việt. Click xem ngay!

Hy vọng những chia sẽ trên sẽ phần nào giúp ích cho quý phụ huynh và các em học sinh, đặc biệt là các em sẽ tìm thấy những điều bổ ích và niềm say mê trong học tập. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi, các gia sư hóa học sẵn sàng hỗ trợ các em. Chúc các em học tốt.

 Vui lòng để lại nguồn https://giasutriviet.edu.vn/giai-bai-tap-phan-ung-hoa-hoc-lop-8.html

4.5/5 - (12 bình chọn)

2 thoughts on “Phương Pháp Giải Bài Tập Phản Ứng Hóa Học Lớp 8

  • 2 Tháng Mười Một, 2019 at 4:08 chiều
    Permalink

    PTHH cuối (trong hình chụp) viết sai CTHH của sắt. Dù sao cũng cám ơn tác giả đã chia sẻ

    Reply
  • 26 Tháng Chín, 2019 at 8:45 chiều
    Permalink

    Làm sao để viết được sơ đồ phản ứng hóa học ạ?

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.