Tầm Quan Trọng Tiếng Anh Trong Đời Sống Hiện Nay
Hiện nay khi mà xã hội càng hướng tới xu thế toàn cầu hóa thì Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Nhận ra được điều đó cho nên kể từ những năm 2002 nhà nước ta đã bổ sung thêm Tiếng Anh là môn học bắt buộc vào chương trình giáo dục chính thức.
Học sinh Việt Nam được tiếp cận với Tiếng Anh như một thứ tiếng xa lạ nhưng theo đánh giá, người Việt có ưu thế là sử dụng hệ chữ cái La-tinh a,b,c… nên việc học Tiếng Anh khá là dễ dàng so với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,…
Nhưng thực tế học sinh Việt Nam đã học tiếng anh như thế nào?
Một thực tế đáng buồn là, mục tiêu đầu tiên của việc học ngoại ngữ là có thể giao tiếp được bằng ngôn ngữ đó. Thế nhưng, sau bảy năm học Tiếng Anh ở bậc phổ thông với biết bao tiền bạc, thời gian, công sức thì kết quả thu được của 80% học sinh Việt Nam là con số 0 vì đại đa số học sinh không thể nghe, nói, đọc đúng phiên âm hay giao tiếp. Thậm chí có những nơi đã áp dụng cho học sinh học Tiếng Anh từ những năm lớp 3 nhưng khi hỏi lại thì các em khá mặp mờ, nói chữ có chữ không, đặc biệt là phát âm không chính xác và không biết diễn đạt Tiếng Anh thành một câu.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng trên?
Để mà bàn về nguyên nhân của tình trạng này thì thật không biết cái nào đúng, cái nào sai. Đầu tiên phải nói đến nguyên nhân khách quan, ngay từ đầu nhà nước ta đã thiết lập hệ thống giáo dục ngoại ngữ theo quy tình “Viết, đọc, nghe, nói” tưởng chừng như đó là cách giáo dục khá hoàn hảo khi mà đáp ứng đủ các kĩ năng cho học sinh. Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ quy trình này phản khoa học dẫn đến một thế hệ học sinh cứ ậm ừ, nửa câu giao tiếp cũng không biết. Sở dĩ như vậy vì “nghe”, “nói” là kĩ năng để sau cùng cho nên nó được xem nhẹ hơn, trong khi đó thì cứ dạy cho học sinh “viết” bằng những cấu trúc ngữ pháp lặp đi lặp lại, mà theo khoa học thì việc “nói” sẽ giúp học sinh tiếp thu từ vựng cũng như câu từ nhanh hơn rất nhiều. Chứng tỏ rằng chương trình giáo dục ngoại ngữ của nhà nước ta chưa thực sự hiện đại. Tiếp đến là vấn đề đội ngũ giáo viên, chương trình sư phạm cũ khiến một phần giáo viên tuy được học khá tốt về ngữ pháp nhưng phát âm chưa tốt. Dẫn đến việc hướng dẫn sai cách đọc cho học sinh, để rồi khi giao tiếp thực tế các em không hiểu người nước ngoài đang nói gì. trung tâm giáo dục apollo về trình độ tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế của 20 nước được khảo sát thì HS Việt Nam xếp thứ 8/20 về khả năng đọc và viết, nhưng lại xếp thứ 18/20 về khả năng nghe nói.
Tiếp đến là nguyên nhân chủ quan đến từ phía học sinh, học sinh ngày nay chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của ngoại ngữ nên đa phần các em khá thờ ơ với môn học Tiếng Anh, nhiều em còn có ý nghĩ rằng học cho qua môn chứ chẳng có ích lợi gì. Cũng dễ hiểu vì các em còn nhỏ, suốt ngày chỉ bó gọn trong môi trường trường học, gia đình, chưa tiếp xúc nhiều với xã hội nên nhìn nhận sự việc khá là đơn giản. Rồi áp lực học các môn khác quá lớn nên các em dễ bị nản và bỏ lơ học ngoại ngữ. Suy cho cùng thì quan trọng là ở ý thức của các em chưa thật sự tự giác, chăm chỉ, cần cù và xem nhẹ tầm quan trọng của Tiếng Anh.
Xã hội, nhà trường và phụ huynh nên làm gì?
Tình trạng trên cho thấy, việc phải thay đổi cách dạy và học tiếng Anh ở bậc phổ thông là hết sức cấp bách. Các giải pháp cho vấn đề đã được đề cập nhiều, cụ thể như tăng thời gian học, nâng cấp khả năng giao tiếp của GV, phân lớp để dạy theo đối tượng (vì khả năng, mục đích và yêu cầu học tiếng Anh của mỗi HS không giống nhau), nâng cấp điều kiện dạy học và giáo trình, đầu tư đổi mới hơn nữa trong đào tạo GV tiếng Anh, chương trình học và sách giáo khoa phải đồng bộ, xuyên suốt và thống nhất giữa các cấp học
Hãy hành động vì tương lai con trẻ Việt Nam!
Tham khảo chương trình: dạy kèm tiếng anh tại nhà
Để lại nguồn https://giasutriviet.edu.vn/tam-quan-trong-tieng-anh.html nếu muốn sử dụng lại bài viết này