[Serial] Về Chuyện Học Của Trẻ| (Phần 5) Làm Sao Để Trẻ Phát Triển Toàn Diện
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Quả vậy, trẻ em chính là mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc. Ở bất kì đâu trên thế giới này trẻ em đều có những quyền và nghĩa vụ riêng của mình, nó được bảo vệ bởi tổ chức quốc tế lớn nhất đó là Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức khác như Unicef, hội bảo vệ trẻ em Việt Nam,…. Thế nhưng theo báo cáo, mỗi năm có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Đó là những trẻ em đang bị bóc lột sức lao động; lạm dụng tình dục; trẻ mồ côi cơ nhỡ, bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói, điều kiện sống tồi tàn. Đó là những con số thật đau lòng. Vậy làm sao để chúng ta bảo vệ con mình nói riêng và trẻ em nói chung trước những hiểm họa khôn lường như vậy?
Sinh con có kế hoạch để nuôi dạy tốt hơn
Việc tạo ra một đứa trẻ đã không đơn giản, việc nuôi dưỡng chúng còn khó khăn hơn. Có người đặt câu hỏi rằng ngày xưa ông bà ta sinh con rất đông mà vẫn nuôi được, còn chúng ta bây giờ mỗi gia đình chỉ sinh 1-2 con mà vẫn khá là vất vả để nuôi chúng. Đơn giản là bởi vì mức sống ngày nay cao, yêu cầu về giáo dục với mỗi đứa trẻ cũng cao hơn. Không còn khái niệm học lớp 3, lớp 4 là đủ rồi, mà ngày nay cha mẹ rất chú trọng việc học, có thể nói dành tất cả tâm huyết cho sự học của con. Vì vậy, nhà nước ta đã ban hành khẩu hiệu kim tiền về kế hoạch hóa gia đình: “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ” để khuyến khích các cặp vợ chồng ngày nay sinh ít hơn để nuôi dạy tốt hơn.
Giáo dục giới tính cho con ngay từ nhỏ
Ở nước ngoài thì việc giáo dục giới tính cho con ngay từ nhỏ đã được áp dụng khá lâu. Còn ở Việt Nam thì đến ngày nay cha mẹ vẫn còn ngại ngùng trong vấn đề đó. Nhưng điều đó là không nên, trẻ em cần biết được chúng đang có những gì và chúng phải bảo vệ nó như thế nào. Nếu người lớn cố gắng giấu kín chuyện giới tính, ngăn cho con tiếp xúc với xác vấn đề quấy rối tình dục thì hành động đó giống như trải một dải băng màu hồng để bịt mắt trẻ con về cuộc sống thực tế. Như vậy trẻ sẽ không có kĩ năng để phòng vệ, có thể bị “tai nạn” bất cứ lúc nào. Vì vậy phụ huynh hãy cởi mở hơn với con trong chuyện “giới tính” bằng những phương pháp khoa học.
Cho trẻ học những gì nó thích
Là bố mẹ chúng ta vốn không xa lạ gì với việc học “thừa sống thiếu chết”, học tất cả mọi thứ để được điểm cao, để vào top 3, top 5,…để đỗ trường này trường nọ. Nghĩ lại sau này số lượng kiến thức đã học chưa áp dụng được đến 1/10, chứng tỏ chúng ta đã học dư thừa quá nhiều thứ. Vậy tại sao chúng ta cứ bắt ép con mình học một cách điên cuồng đến như vậy?
Mỗi đứa trẻ sinh ra mang một tiềm năng nhất định. Có em thì giỏi về toán học, lô-gíc,.. Có em thì giỏi về ngôn ngữ, nghệ thuật, âm nhạc,…Điều đó được quy định sẵn trong bộ não từ lúc chúng sinh ra. Vậy nên đừng “ Bắt một con chim phải bơi và một con cá phải bay” rồi đánh giá rằng chúng dở tệ, hay là “không bằng con nhà người ta”. Chính sự so sánh đó sẽ khiến con trẻ bị tự ti, mặc cảm và dần chán nản với mọi thứ. Hãy lắng nghe và quan sát con em mình muốn gì, suy nghĩ gì để định hướng tương lai theo sở thích và sở trường của chúng.
Hãy là những ông bố, bà mẹ thông minh của thế kỷ 21 phụ huynh nhé!
Bài viết này nằm trong [Serial] Về Chuyện Học Của Trẻ – Giúp trẻ và phụ huynh có cách nhìn nhận và giáo dục con trẻ tốt hơn. Nếu bạn là một blogger hay các gia sư dạy kèm tại nhà hoặc đơn giản là những người có ý muốn chia sẽ các kinh nghiệm của mình về việc giáo dục trẻ, vui lòng comment hoặc gửi bài viết phản hồi về chúng tôi qua email admin@giasutriviet.edu.vn. Mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả sẽ được chúng tôi biên soạn và xuất bản trong các bài viết tiếp theo.
Nguồn: https://giasutriviet.edu.vn/phat-trien-toan-dien.html