Lực tương tác tĩnh điện – kiến thức vật lý 11

Bạn thân mến!

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn ôn tập và tổng kết lại kiến thức vật lý lớp 11 phần điện tích, điện trường chủ đề lực tương tác tĩnh điện một cách có hệ thống.

Hãy sẵn sàng giấy bút để tái tạo lại kiến thức nhé!

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1/ Hiện tượng nhiễm điện của các vật.

Một vật nhiễm điện (còn được gọi là điện tích) có khả năng hút hoặc đẩy những vật khác, chẳng hạn:

  • Khi cọ xát thanh thủy tinh, thanh nhựa, mảnh pôliêtilen…vào da hoặc lụa, thì những vật đó có thể hút được mẩu giấy, sợi bông. Lúc này thanh thủy tinh, thanh nhựa, mảnh pôliêtilen…. được gọi là những vật nhiểm điện.
  • Hiện tượng bụi bám chặt vào cánh quạt, mặc dù quạt quay rất nhanh chóng cũng là hiện tượng nhiễm điện. Có thể giải thích hiện tượng này là do ma sát với không khí khi quay mà bề mặt cánh quạt đã được tích điện, nên bụi có khả năng bám chặt vào cánh quạt.
  • Những chiếc xe chở xăng dầu, tại sao khi di chuyển trên đường lại phải thả một sợi xích cho tiếp xúc với mặt đường, nếu không phải lúc này chiếc xe đã bị nhiễm điện.
  • Ngoài ra hiện tượng nhiễm điện còn được ứng dụng trong công nghệ phun sơn tĩnh điện, hoạt động của máy in mực hay chiếc máy lọc bụi ở trong đời sống ta thường gặp.

2/ Hai loại điện tích:

Điện tích được ký hiệu là q (đơn vị là Cu – lông (C)) và được phân thành hai loại: điện tích dương (q>0)và điện tích âm (q<0). Các điện tích thì có tương tác với nhau. Cụ thể:

  • Hai điện tích cùng dấu (q1.q2>0) thì đẩy nhau.
  • Hai điện tích trái dấu (q1.q2<0) thì hút nhau.

3/ Thuyết electron:

* Nguyên tử cầu tạo gồm:

  • Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt proton và notron (proton có điện tích +1.602 ×10−19 C, notron không mang điện).
  • Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân có điện – 1.602 ×10−19
  • Điện tích của electron và của proton được gọi là điện tích nguyên tố.
  • Thông thường trong nguyên tử, số điện tích âm (số electron) bằng số điện tích dương (số proton), nên nguyên tử có điện tích bằng 0, nguyên tử trung hòa về điện.
  • Nếu nguyên tử trung hòa về điện mất electron, thì lúc này số điện tích dương nhiều hơn số điện tích âm nên nguyên tử tích điện dương gọi là ion dương.
  • Nếu nguyên tử trung hòa về điện nhận thêm electron, thì lúc này số điện tích dương ít hơn số điện tích âm nên nguyên tử tích điện âm gọi là ion âm.

4/ Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 và q2, định luật culong

  • Điện tích điểm: Vật mang điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách, kích thước mà ta khảo sát.
  • Định luật Culong trong chân không: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không là Lực tương tác tĩnh điện - kiến thức vật lý 11 1 có:

+ Phương: đường thẳng nối hai điện tích.

+ Chiều: Hai điện tích cùng dấu (q1.q2<0) thì đẩy nhau. Hai điện tích trái dấu (q1.q2>0)thì hút nhau.

+ Độ lớn:   

Trong đó:

k: hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào đơn vị, trong hệ SI: k = 9.109N.m2 /C2

r (m) là khoảng cách giữa hai điện tích

  • Định luật culong trong môi trường: culong

Trong đó: ε hằng số điện môi (ε>1 or ε=1).

Trong chân không ε=1; trong không khí ε~1

5/ Định luật bảo toàn điện tích.

Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi. Hệ vật cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

XEM BÀI TẬP ONLINE:

Trong quá trình học tập, nếu gặp khó khăn ĐỪNG NGẦN NGẠI liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Đặc biệt, trong trường hợp bạn cần tìm gia sư để hỗ trợ tại nhà chúng tôi sẽ tư vấn và tìm gia sư phù hợp với yêu cầu.

Nhận hỗ trợ tìm gia sư lớp 11 dạy kèm tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

2 thoughts on “Lực tương tác tĩnh điện – kiến thức vật lý 11

  • 25 Tháng Mười Hai, 2019 at 8:33 sáng
    Permalink

    Cho hỏi mối liên hệ giữa lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không và trong điện môi bất kì

    Reply
  • 25 Tháng Mười Hai, 2019 at 8:32 sáng
    Permalink

    Cho hỏi mối liên hệ giữa lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không và trong điện môi bất kì

    Reply

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0933410490
chat-active-icon
chat-active-icon