Làm Gì Để Khích Lệ Con Học Tập?
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con học kém là vì lười biếng, ham chơi hay dành quá ít thời gian cho việc học. Vì quá lo lắng cho tương lai con trẻ nên đã bắt con phải dành thật nhiều thời gian cho việc học hành. Có nhiều trẻ phải ngồi vào bàn học 8 -10 giờ/ngày, không có thời gian vui chơi, giải trí.
Suy nghĩ này, đã phần nào xô đẩy các em vào một nhịp sống “vất vả”, “quay cuồng” xung quanh “học và học”, nên đôi khi các em không được tận hưởng những niềm vui hồn nhiên của tuổi thơ ấu. Điều này không những thành tích học tập của các em không được cải thiện mà còn làm các em cảm thấy chán nản, mệt mỏi, và không muốn đến trường.
Tóm tắt nội dung
Làm Gì Để Khích Lệ Con Học Tập
Vậy làm gì để khích lệ các em học tập một cách hiệu quả nhất? Trung Tâm Gia sư Trí Việt có một số chia sẽ đến các bậc phụ huynh như sau:
Tin tưởng:
Khi phụ huynh, giáo viên tin tưởng vào khả năng của một đứa trẻ, và giúp chúng cũng có được niềm tin đó, điều kỳ diệu sẽ xuất hiện.
Hai nhà khoa học Robert Rosenthal và Lenort Jacobson Pygmalion đã thực hiện nghiên cứu tại một lớp học cho thấy lời khen của giáo viên tác động rất lớn đến kết quả học tập của học trò. Giáo viên được yêu cầu chọn một nhóm học sinh ngẫu nhiên (có cả học lực giỏi, khá, trung bình) và nói với họ rằng: “Trò đã làm rất tốt. Tôi tin là trò sẽ tiến bộ hơn nữa”. Kết quả là hầu hết số học sinh này đều tiến bộ hơn trong học tập. Điều này cũng rất đúng với các bậc phụ huynh. Sự nghiêm khắc tất nhiên là cần có trong việc giáo dục con cái, nhưng đừng quá ép đặt con vào một khuôn khổ nào đó, đừng quên dành những lời khen ngợi cho con khi đạt được thành tích tốt. Động viên khi con chưa làm đúng. Luôn khuyến khích con không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Giải thích cho con hiểu rằng, học là cho chính bản thân các em không phải vì bất cứ ai cả. Sự học là rất nhạy cảm, không nên gò ép con theo ý mình. Vì mọi sự ép buộc đều thật sự rất khó để dẫn đến thành công. Chỉ có bản thân mình mới có thể bắt mình ngồi vào bàn học.
Khi con đã cảm thấy thích ngồi vào bàn học, bạn hãy dạy cho con tính độc lập và tự học, đề nghị con tự lập ra thời gian biểu phù hợp cho mình.
Thời gian rãnh, hãy xem qua chương trình học và những gì con đã học, đặt ra những câu đố vui hay câu hỏi mở cho con ngay khi con đang ngồi học hay đang xem Tivi cùng bạn.
Đừng nói những lời khen quá chung chung như “Con giỏi lắm”, “Con làm tốt lắm” mà hãy nói, “Con viết chữ đẹp lắm”, “Con giải bài tập này rất hay”. Bạn hãy chỉ ra cho các em thấy các em đang làm tốt về vấn đề gì, điều đó sẽ tạo thêm động lực và hứng thú cho các em học tập, phát triển kĩ năng đó.
Học cùng con
Các nghiên cứu cho thấy, hiệu quả giáo dục con cái được nâng cao một cách rõ rệt khi các thành viên trong gia đình hỗ trợ lẫn nhau. Các bậc cha mẹ hãy coi những hành vi mình làm như một ví dụ thực tế để dạy dỗ con cái. Hãy nhận sai, tự chỉ ra lỗi lầm và sửa lỗi để bé có thể nhận thức và học hỏi theo. Bạn cũng có thể nhờ con chỉ ra những lỗi sai, từ đó góp phần giúp con tự ý thức loại bỏ thói quen xấu, hình thành những thói quen lành mạnh.
Học cùng con không có nghĩa là can thiệp quá sâu, kè kè ngồi cạnh khi con học, hay thường xuyên nhòm ngó kiểm tra con làm bài ra sao. Bạn có thể ngồi làm việc, đọc sách khi con đang học, hoặc cùng ngồi giải một bài toán cùng con. Hãy thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng để trẻ có thể tập trung và không có tâm lý bị giám sát.
++>> Việc học cùng con là điều cực kỳ quan trọng, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để có thể ngồi học cùng con. Vậy giải pháp ở đây là bạn có thể tìm gia sư cho con/bé để giúp bé cải thiện được tình hình học tập hiện tại của mình
Không bạo lực
Thái độ tiêu cực như giận dữ, quát mắng hay dùng các phương pháp trừng phạt như đòn roi chỉ mang kết quả ngược lại, đặc biệt đối với những trẻ ngang bướng. Hành động như vậy có thể khiến trẻ có thái độ chống đối và những việc làm tiêu cực khác, nói dối với bố mẹ về điểm số hay việc đến lớp học thêm.
Chúng ta không thể giải quyết các mâu thuẫn với nhau bằng vũ lực. Nếu các bậc phụ huynh cứ duy trì hành động này, khi bé lớn lên sẽ rất khó kiểm soát. Ngoài ra, còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ sau này, nhiều trẻ vì bị bạo lực gia đình mà trở nên trầm cảm, nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp đã bỏ nhà ra đi, mắc vào các tệ nạn xã hội.
Không nên so sánh
Việc so sánh con với một đứa trẻ khác là điều cấm kỵ mà các phụ huynh không nên làm. Tâm lý các em thường không thích bị mang ra so sánh. Nếu so sánh với một đứa trẻ kém hơn, sẽ khiến các em trở nên kiêu ngạo, không tôn trọng người khác. Ngược lại, nếu bạn so sánh con mình với một đứa trẻ giỏi hơn, điều này sẽ làm em trở nên tự ti vào bản thân, và có thái độ ghen tị với bạn được so sánh. Hãy nhớ, đừng bao giờ so sánh: “Cùng học một thầy tại sao con không giỏi bằng bạn?”, “Bố mẹ hãnh diện vì chị bao nhiêu thì xấu hổ khi đi họp phụ huynh cho con bấy nhiêu!”. Bởi mỗi đứa trẻ đều có một tính cách, phẩm chất và tài năng nhất định không giống nhau.
Đừng bao giờ thôi thúc các em phải học hành, tranh đua quá sức, cũng như kỳ vọng quá cao ở trẻ. Đừng tạo áp lực cho con phải đạt được mục tiêu, học ngày học đêm, học thêm chổ này chổ khác. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho các em, làm các em chán nản, không muốn đến trường. Hãy để con bạn được học môn học yêu thích với thầy cô yêu thích, phát triển toàn diện năng lực của mình để các em tự tin hơn trong học tập.
Nếu hỏi rằng, nghề nào khó nhất trên thế giới? Đó chính là làm cha mẹ. Sinh ra một đứa trẻ đã khó, nuôi dạy đứa trẻ đó nên người lại càng khó hơn. Cha mẹ chính là tâm gương thân thuộc và gần gũi nhất để các con học tập và noi theo. Hãy cho con biết rằng, không ai hoàn hảo nhưng phải cố gắng và sửa đổi để trở nên hoàn hảo hơn. Và gần nhất, chính là chặng đường tri thức mà con đang bước đi.
Những bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẽ cụ thể hơn cho các em từng vấn đề chi tiết và những điều cần lưu ý cho mỗi bài học. Các em nhớ theo dõi bài viết và hãy gửi những phản hồi của mình về cho chúng tôi. Đội ngũ GIA SƯ TRÍ VIỆT luôn sẵn sàng giúp đỡ các em.