Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Khi nào cần giáo viên dạy can thiệp cho trẻ chậm nói và khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói là câu hỏi được nhiều phụ huynh thắc mắc nhất. Hiện nay, tình trạng chậm nói ở trẻ ngày càng tăng cao, nhiều phụ huynh lo lắng liệu con mình có chậm nói hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh làm rõ tình trạng chậm nói ở trẻ.

Tóm tắt nội dung

Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường

Theo nghiên cứu khoa học, trẻ phát triển bình thường từ lúc chào đời đến độ tuổi 4 tuổi, sẽ trải qua các cột mốc ngoại ngữ quan trọng như sau:

Trẻ phát triển bình thường, sẽ bập bẹ nói được những âm tiết từ khi được 9 tháng tuổi.

  • Giai đoạn 0 – 03 tháng tuổi: Từ lúc sinh ra trẻ đã biết thực hiện chức năng ngôn ngữ thông qua tiếng khóc, tiếng ọ ẹ mỗi khi khó chịu, khóc ré lên báo hiệu khi đói bụng, đái ướt tã, cười vui mừng khi được trò chuyện. Cho đến khoảng 03 tháng tuổi trẻ đã biết nói chuyện với người đối diện bằng cách nhìn chăm chú hoặc quay đầu ngó về phía có tiếng động lớn.
  • Giai đoạn 03 – 06 tháng tuổi: Đến 06 tháng tuổi, lúc này con đã biết bi bô những âm tiết đơn giản như ba, ma, cha…Lúc này, trẻ cũng nhận thức được vui buồn, nếu được cha mẹ nựng con sẽ cười vui, còn nếu bị la mắng yêu trẻ sẽ mếu và khóc thành tiếng.
  • Giai đoạn 06 – 09 tháng tuổi: Ở độ tuổi này về thể chất trẻ sẽ biết trườn, bò, vịn tay vào các đồ vật để đứng dậy và cố lấy những vật dụng xung quanh. Còn về ngôn ngữ trẻ biết giao tiếp thông qua các âm thanh quen thuộc của những người xung quanh hoặc cử chỉ. Bé biết vỗ tay, xin chào, tạm biệt, trẻ phát âm được hai âm tiết đơn giản như ba ba, ma ma.
  • Giai đoạn 09 – 12 tháng tuổi: Lúc này con đã biết nghe theo những hiệu lệnh đơn giản của bố mẹ như lại đây nào con yêu. Nhiều bé có khả năng nói sớm có thể nói rõ được những từ 2 âm tiết như ba ơi, mẹ ơi.
  • Giai đoạn 12 – 15 tháng tuổi: Con biết phân biệt cảm xúc và tỏ thái độ, dễ dàng tức giận khi bị giành đồ chơi hoặc vui vẻ khi được chơi những trò mình thích. Con biết chỉ tay vào đồ vật hoặc con vật và phân biệt chúng, tuy chưa thể nói rành nhưng trẻ vẫn nhận thức được những gì ba mẹ đang nói với mình.
  • Giai đoạn 15 – 18 tháng tuổi: Thời điểm này trẻ bắt đầu biết nói câu dài hơn, khoảng 4-5 từ trong câu. Trẻ biết xác định được tên của đồ vật và chỉ tay vào những thứ trẻ muốn.
  • Giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi: Bước qua ngưỡng 2 tuổi trẻ biết hầu hết các từ đơn, biết tên ba mẹ và những người thân trong gia đình, biết chào hỏi dạ/thưa đơn giản và từ chối những điều mình không thích.
  • Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Trẻ thường nói rất nhiều, trẻ thắc mắc nhiều hơn về mọi thứ xung quanh. Giai đoạn trẻ bắt đầu học mẫu giáo, được tập hát và đọc những bài thơ ngắn.
  • Giai đoạn 3 – 4 tuổi: Trẻ biết giao tiếp với bố mẹ những câu dài, biết đặt câu hỏi và mong muốn được giải đáp thắc mắc. Đây là giai đoạn trẻ tò mò nhiều nhất để phát triển tư duy não bộ. Ba mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn để trả lời những câu hỏi của trẻ đặt ra.

khi-nao-can-cho-tre-di-kham-cham-noi

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói

Ngay khi phát hiện trẻ phát triển khác thường so với các cột mốc trên, ba mẹ cần cho trẻ đến các trung tâm/ bệnh viện nhi uy tín để kiểm tra sức khoẻ và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Trường hợp 1: Trường hợp nếu từ khi sinh ra cho đến 03 tháng đầu trẻ không có dấu hiệu phản ứng với những tiếng động mạnh hoặc khóc khi đói bụng, cười khi được trò chuyện với ba mẹ thì cần thăm khám cho trẻ. Tương tự như vậy đối với các mốc ngôn ngữ quan trọng khác nếu trẻ không đáp ứng được thì cha mẹ cần sự can thiệp của bác sĩ ngay lập tức.

Trường hợp 2: Nếu trẻ chậm nói kèm theo những dấu hiệu khác như hay khóc, không có dấu hiệu tăng cân, tinh thần luôn mệt mỏi, biếng ăn, gầy gò xanh xao thì chắc chắn trẻ đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Do đó trường hợp này cần phải đưa trẻ đi thăm khám ngay, không được chần chừ để lâu.

Bất kỳ thời điểm nào, từ lúc sinh ra cho đến khi trẻ trưởng thành 5 – 6 tuổi, nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ trẻ chậm nói thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra ngay. Bởi vì, chứng chậm nói chữa càng sớm càng có khả năng cải thiện ngôn ngữ tốt hơn, đồng thời cha mẹ nên hiểu một khi vượt qua thời điểm vàng tập nói thì việc tập phát âm cho trẻ là điều rất khó khăn.

Nguyên nhân chậm nói ở trẻ

  • Chậm nói có thể là biểu hiện của trẻ mắc tự kỷ.
  • Biểu hiện của sự trì trệ của vùng ngôn ngữ trên não bộ dù trí tuệ và tâm lý của trẻ bình thường.
  • Bệnh bại não, chậm phát triển trí tuệ cũng dẫn đến chậm nói.
  • Trẻ có dấu hiệu nghe kém thì chắc chắn chậm nói hoặc thậm chí không có ngôn ngữ tùy vào mức độ tình trạng nghe kém.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói 1

Do đó, phương pháp kiểm tra nguyên nhân dẫn đến chậm nói của trẻ tại các bệnh viện trên thế giới cũng như tại Bệnh viện Nhi, việc đầu tiên là các bác sĩ sẽ đo thính lực của các bé để loại trừ các nguyên nhân gây ra chậm nói là do thính lực hay do có vấn đề về bại não hay chậm phát triển trí tuệ.

Kết luận:

Khi trẻ phát triển không bình thường so với mốc giai đoạn tuổi của trẻ, ba mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện nhi ngay để được kiểm tra, chẩn đoán mức độ và nguyên nhân của bệnh chậm nói ở trẻ để có phương án can thiệp kịp thời.

Gia sư Trí Việt có đội ngũ giáo viên chuyên giáo dục đặc biệt, giáo dục can thiệp, hỗ trợ cải thiện các bé mắc chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm nói.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miến phí 24/24.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0933410490
chat-active-icon
chat-active-icon