0933410490

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các bé. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện về kỹ năng sống và giải đáp thắc mắc: Tại sao cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ?

1/ Kỹ năng sống là gì

Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ “kỹ năng sống”“giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Kĩ năng sống là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống để bạn có thể tồn tại, hòa nhập và phát triển bản thân một cách tốt nhất. Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.

++>> Tham khảo chương trình KHUYẾN MÃI gia sư dạy kèm tại nhà tại trung tâm gia sư tphcm trực thuộc Gia Sư Trí Việt. Click xem ngay!

Như vậy, kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Chính vì vậy mà ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển một cách tốt nhất.

2/ Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?

Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập được với cộng đồng và khẳng định vị trí của mình trong tập thể. Do đó, cho dù con có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống, con bạn cũng khó có thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình.

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Rèn luyện kỹ năng sống giúp con bạn hòa nhập với bạn bè hơn

Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.

++>> tìm cô giáo dạy kèm lớp 1 tại nhà

3/ Bao giờ thì nên bắt đầu dạy cho trẻ kỹ năng sống?

Ngay từ khi mới sinh ra, con người đã được học kỹ năng sống thông qua cuộc sống hàng ngày. Từ lúc biết nói, cha mẹ đã dạy cho trẻ ngôn ngữ giao tiếp như cách nói chuyện, cách thể hiện tình cảm. Đó chính là kỹ năng giao tiếp đầu đời mà các em được rèn luyện. Lớn lên, khi trẻ đến trường đến lớp, mối quan hệ xã hội được mở rộng bởi ngoài gia đình, các em còn được làm quen, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô và học hỏi thêm nhiều kĩ năng mới. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được rèn luyện các kỹ năng cơ bản với thực tế và môi trường xung quanh. Các em cần được trang bị các kỹ năng cần thiết khác như rèn luyện và phát triển thể chất, tự nhận thức bản thân, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để hoàn thiện nhân cách,… hay các kỹ năng xã hội khác như: giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm,… Do đó, cần có sự chuẩn bị kĩ càng về kĩ năng sống cho các bé để cuộc sống sau này trở nên suôn sẻ hơn.

Tùy theo hoàn cảnh và độ tuổi, các bé sẽ được học các kĩ năng sống cần thiết. Tuy nhiên, để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, trẻ cần được trang bị kỹ năng sống. Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho trẻ một cách khoa học và có chiến lược.

4/ Dạy kỹ năng sống cho trẻ qua các hoạt động ngoại khoá

Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá luôn được trường học và xã hội đặc biệt quan tâm để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ từ khi còn bé. Các buổi hoạt động ngoại khoá đóng vai trò rất quan trọng, mang đến cho các em một môi trường học tập năng động, tích cực. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, trẻ em sẽ được phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, đồng thời phát huy và kích thích sự nhanh nhạy, khéo léo của từng bé. Ngoài ra, hoạt động ngoại khoá còn giúp trẻ sống hoà đồng, gắn bó với bạn bè xã hội, đồng thời phát triển tư duy nhận thức của các bé.

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Tham gia các hoạt động ngoại khóa là cách giáo dục kỹ năng sống được nhiều quốc gia áp dụng thành công

Trong thời buổi ngày nay, trẻ được tiếp xúc với xã hội sớm, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thực sự rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khoẻ mà còn giúp các em sớm có ý thức để làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Để tạo cho các em môi trường năng động cũng như tạo niềm vui, hứng thú trong học tập, cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể chất, các câu lạc bộ năng khiếu, các buổi tham quan dã ngoại hay các buổi giao lưu với các trường bạn để các em thỏa sức thể hiện đam mê của mình. Tham gia các hoạt động thực tế này, trẻ được tận mắt nhìn thấy và trải nghiệm thực tế, từ đó tạo nên vốn sống, là nền tảng cho sự phát triển nhân cách của trẻ trong từng giai đoạn cụ thể và dần hoàn thiện nó.

5/ Dạy cho trẻ học từ những việc nhỏ nhất

Việc các bé giúp cha mẹ làm việc nhà là rất có ích, vì đó cũng là cách rèn luyện cho các cháu biết tham gia và yêu lao động. các bé làm việc mới biết thương cha mẹ làm việc vất vả, để làm những việc nhỏ một cách tự giác. Khi bé tự quét nhà, có bé sẽ biết vứt rác lung tung là không nên. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” – Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy thế. Từ những việc làm nhỏ nhặt trong cuộc sống, các bé sẽ tự mình đúc kết được kinh nghiệm sống của mình, biết thế nào là đúng – sai, việc làm nào là nên làm hay không nên làm.

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ

  • Đừng nên chiều con quá mức

Hãy để trẻ tự làm những việc nhỏ như tự gấp chăn màn khi thức dậy, khi ăn xong thì tự mình dọn dẹp chén bát, để trẻ giúp cha mẹ náu ăn, tự dọn đồ chơi. Trẻ phải tự biết phục vụ chăm sóc bản thân, thậm chí học hỏi ở người lớnnhững công việc bếp núc, nữ công gia chánh hay thu vén sắp xếp trong nhà. Để sau này khi lớn lên, sẽ không gặp khó khăn trong việc tự lập kế hoạch cuộc đời của mình.

Cha mẹ cũng nên xem xét những việc nào trẻ cần tự làm (những việc liên quan đến sinh hoạt cá nhân của bé), bởi những việc này không ảnh hưởng xấu gì đến trẻ, mà ngược lại rèn cho các em nhiều kỹ năng, đức tính tốt, chuẩn bị tính tự lập cho tương lai sau này.

  • Dạy trẻ suy nghĩ tích cực và tập trung nhiều hơn vào mặt sáng của cuộc sống

Cuộc sống không phải lúc nào cũng là nắng mặt trời hay chỉ toàn màu hồng, nhưng cũng không hoàn toàn là một màu đen tối, u ám. Cuộc sống là sự kết hợp giữa xấu và tốt, do đó quan trọng là nhìn nhận vấn đề như thế nào và nên giải quyết thế nào để có cuộc sống tốt hơn. Nên dạy cho trẻ cách suy nghĩ tích cực khi giải quyết một vấn đề. Luôn suy nghĩ tích cực và mỉm cười có thể giúp con bạn trở nên vui vẻ và sống có ý nghĩa hơn.

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Dạy trẻ sống tử tế, dễ hay khó?

++>> Tham khảo thêm: phương pháp dạy học tích cực

  • Rèn luyện cho con ý thức tự giác làm việc và kiến thức thực tế

Cần rèn luyện con kỹ năng, ý thức tự giác lao động mà trước hết là giúp đỡ người lớn làm việc nhà. Trẻ cần biết làm các việc vặt tring nhà như quét nhà, rửa ấm chén, nấu cơm và chế biến một số món đơn giản dễ làm. Khi bố mẹ vắng nhà, trẻ có thể tự nấu ăn, phục vụ, chăm sóc được cho bản thân. Nên cho trẻ biết rằng học kiến thức trong sách vở chưa đủ mà còn phải biết thực hành để ứng dụng những kiến thức đó. Muốn vậy phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, mà bước đầu tiên là tự phục vụ mình khi không có người lớn ở bên.

Ngoài ra, bố mẹ cần giáo dục cho con về cách cư sử với người khác, cách thưa gửi với người hơn tuổi cách tiếp khách khi người lớn vắng nhà;, cách trả lời điện thoại, cách pha trà, trang trí, dọn dẹp nhà cửa…Trẻ cũng cần học cách tự bảo vệ mình, cách xử lý khi có sự cố xảy ra  (như chập điện, cháy nổ, kể cả khi bị bắt nạt, bắt cóc…).

Phụ Huynh Nên Dạy Con Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Nào?

  • Dạy trẻ văn hóa đọc và không ngừng học hỏi

Càng học và đọc sách nhiều, trí tuệ của trẻ sẽ càng phát triển. Chúng sẽ lĩnh hội được nhiều điều, tiếp thu thêm kiến thức cần thiết cho cuộc sống. biển kiến thức bao la nên việc học là không bao giờ đủ cả. đọc sách là cách rẻ nhất và nhanh nhất để tiếp cận với thời đại. Có nhiều cách để học và đọc, không chỉ mỗi đọc sách giáo khoa vì sách giáo khoa chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, bạn hãy đưa cho trẻ đọc những cuốn sách liên quan đến tình huống trong đời sống và cho trẻ thấy cách mà nhân vật đó xử lý tình huống… trẻ sẽ biết được thế nào là những hành vi tích cực và tiêu cực, đúng và sai. Và dĩ nhiên, cha mẹ trước tiên phải là tấm gương để con cái noi theo.

  • Dạy trẻ đối mặt với mọi trở ngại trong cuộc sống

Bạn hãy giúp con trẻ nhận ra cách để chúng tự đứng trên đôi chân của mình mà không phụ thuộc vào cha mẹ. Không nên để chúng nghĩ rằng cha mẹ luôn chăm sóc và bảo vệ cho chúng. Trẻ nhỏ khi vấp ngã thường hay nhìn cha mẹ để xem họ có quan tâm xót xa mình hay không, và có thể làm nũng đôi chút. Nếu cha mẹ làm ngơ trong trường hợp này, chúng cũng sẽ coi chuyện đó chẳng có gì to tát, và sẽ tự biết đứng lên sau khi ngã. Mọi trở ngại trong cuộc sống cũng vậy, chúng phải biêt cách tự đứng lên bằng đôi chân của chính mình.

  • Dạy trẻ cách hòa nhập và ứng xử với bạn bè

Bạn hãy khuyến khích những đứa trẻ của bạn làm việc theo nhóm, đồng đội để chúng có cơ hội hiểu nhau hơn. Với cách này, trẻ sẽ tập quan sát và cảm nhận những suy nghĩ và cảm xúc của người khác; đồng thời chúng dễ dàng chấp nhận những bất đồng quan điểm và có cách xử lý phù hợp . Có những điều cơ bản mà trẻ sẽ học được trong giao tiếp ứng xử, như là nói “cảm ơn”, “xin lỗi” và phát triển kĩ năng vận động thể chất .

  • Dạy con kỹ năng tự lao động phục vụ bản thân.

Trẻ em ngày nay hầu như không biết cách để tự phục vụ bản thân trong những việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Mỗi gia đình, thường thì bố mẹ từng sống vất vả nên muốn cho con có cuộc sống sung sướng hơn mình mà làm hết tất cả mọi việc cho con. Thế là các em không những không phải làm việc nhà, mà còn không phải làm cả việc tự phục vụ bản thân như giặt giũ, tắm rửa, thậm chí tự xúc cơm ăn…Bố mẹ nào đã tạo cho các em suy nghĩ như vậy, thật là sai lầm và đang tập cho con tính ỉ lại vào người khác mà không biết cách tự chăm sóc bản thân. Sau này khi các con lớn sẽ là một trở ngại khi không còn người chăm sóc, làm cuộc sống của con trở nên khó khăn hơn. Hãy để trẻ tự làm những việc vừa sức, dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ những người xung quanh.

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Hãy giáo dục trẻ biết quý trọng sức lao động
  • Dạy trẻ học cách giúp đỡ những người khác

Lòng tốt là điều vô cùng quý giá trong cuộc sống này, nó thể hiện ở sự chân thành, quan tâm và giúp đỡ người khác. Lòng tốt sẽ khiến con người xích lại nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bạn hãy dạy trẻ thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác, như giúp đỡ một bà cụ qua đường, giúp đỡ người tàn tật. nói cho các bé biết các bé là người may mắn hơn người khác rất nhiều và các con phải nên giúp đỡ người khác.

  • Dạy trẻ cách giải quyết xung đột một cách nhẹ nhàng

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Trẻ nên tập đối mặt với những ý tưởng và những lối tư duy khác nhau. Từ đó học được cách đối diện với những điều đó. Ai cũng có quyền bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, nhưng bày tỏ nó như thế nào để không xúc phạm hay lấn lướt người khác thì đây là một vấn đề rất khó. Hãy dạy trẻ cách nói ra những gì chúng nghĩ một cách ôn hòa, nhẹ nhàng. Hãy dạy trẻ cân nhắc đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác, và tự đặt ra những câu hỏi như tại sao mọi người lại nghĩ khác. Các con sẽ học được cách dựa trên cơ sở của vấn đề để giải quyết, không nên đứng trên lập luận cá nhân và bảo vệ cái tôi các nhân. Điều này sẽ giúp chúng kiểm soát được tính khí và cảm xúc của mình khi giải quyết vấn đề.

  • Dạy trẻ yêu thương chân thành

Yêu thương là một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con người. Bạn hãy dạy trẻ biết yêu thương bản thân và những người khác, cách trao, nhận và chia sẻ yêu thương. Dạy trẻ cách thể hiện sự quan tâm đến người khác như cách hỏi thăm sức khỏe, nhớ và gửi lời chúc sinh nhât,…. Các bậc cha mẹ cũng có thể dạy trẻ cách bày tỏ sự quan tâm không qua giá trị vật chất, có thể là lời thăm hỏi, động viên, chia sẻ với bạn bè… Chúng sẽ học được điều này qua cách cha mẹ thường xuyên trò chuyện và động viên chúng.

  • Luôn nói lời xin lỗi và tha thứ

Trẻ nên biết rằng, ai cũng đều mắc phải sai lầm vì chẳng ai hoàn hảo cả. Vì vậy, chúng phải học cách nhận lỗi và biết tha thứ cho người khác để có mối quan hệ xã hội tốt hơn. Không có gì phải xấu hổ khi xin lỗi và mong muốn được tha thứ hay tha thứ cho người khác, mà ngược lại, điều đó thể hiện sự can đảm khi đối mặt với một vấn đề của chúng. Nhiều bậc cha mẹ đánh chửi con khi chúng phạm sai lầm. Điều này vô tình phá tan lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ. Vì thế, phụ huynh chỉ nên phê bình việc làm sai, và khẳng định rằng con chỉ đang làm chưa tốt và phải cố gắng hơn.

  • Dạy trẻ bảo vệ môi trường và yêu thương động vật

Trẻ con cần biết rằng, môi trường xung quanh quan trọng như thế nào và vì sao chúng ta phải bảo vệ chúng. Điều đó có nghĩa là chăm sóc cây xanh, vật nuôi và môi trường thiên nhiên xung quanh là việc cần làm của mỗi người để bảo vệ trái đất này. Hãy để trẻ tự cho động vật ăn, dẫn chó đi dạo hoặc tưới cây; dạy trẻ tiết kiệm nước, tài nguyên, tắt điện sau khi dùng xong . Chúng sẽ biết được cách để bảo vệ Trái Đất và môi trường sống nơi chúng ta đang ở.

  • Dạy trẻ tự chăm sóc và giữ bản thân gọn gàng

Bạn hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé cách tự chăm sóc bản thân như đánh răng, mặc áo quần, sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. v.v… Điều đó sẽ giúp chúng kiên nhẫn hơn và có một lối sống lành mạnh, ngăn nắp. điều này cũng có lợi rất nhiều cho tương lai của các em, tự biết cách chăm sóc bản thân là cách các em tồn tại trên thế gới này.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn ở bố mẹ, người thân là những người gần gũi nhất với các bé. Làm sao để trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống và biết cách giải quyết phù hợp cho mỗi tình huống khác nhau. Đó là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới và cũng là định hướng cho con trẻ. Muốn vậy phải có sư kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục mà gia đình, nhà trường và  xã hội phải giữ thế vững chắc. Và giáo dục kỹ năng sống không phải là cái gì cao siêu xa vời. Hãy bắt đầu cho các em làm quen với cuộc sống từ những việc nhỏ nhất hàng ngày. Hy vọng những chia sẻ trên của Trung Tâm Gia Sư Trí Việt sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm được phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách hiệu quả và tốt nhất.

Trung Tâm Gia Sư Trí Việt chuyên cung cấp gia sư dạy kèm tại nhà tất cả các môn từ lớp 1- 12, luyện thi đại học các khối, tin học văn phòng, ngoại ngữ, các môn năng khiếu với đội ngũ gia sư có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, có trách nhiệm sẽ đồng hành với các bé trong quá trình học tập. chi tiết xin vui lòng liên hệ Trung Tâm Gia Sư Trí Việt:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.