Gia Sư Ngữ Văn Lớp 7 Tại TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay, nhu cầu tìm gia sư cho con/em tại các thành phố lớn ngày càng được chú trọng. Bạn mong muốn con/em cải thiện tình trạng học tập hiện tại mà không cần phải tốn thời gian đưa đón đến tại các trung tâm gia sư. Bạn muốn con/em vượt TOP của lớp nhưng lại không có thời gian kèm cho bé. Bạn muốn tìm gia sư văn lớp 7 cho con/em nhưng chưa biết lựa chọn trung tâm gia sư nào?…
TRUNG TÂM GIA SƯ TRÍ VIỆT cung cấp dịch vụ gia sư dạy kèm môn văn cho học sinh lớp 7 tại TPHCM.
Lý Do Bạn Cần Phải Giỏi Văn
Thật vậy, Môn Ngữ văn là một trong những môn học chính vô cùng quan trọng trong chương trình học. Ngữ văn là môn học giúp cho các em bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp cũng như giáo dục nhân cách con người, thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca. Môn Văn quan trọng, vì dù sau này học sinh có theo ngành nghề nào thì khi cần cũng phải biết viết một văn bản mạch lạc, cũng phải biết cách sử dụng câu từ hợp lý, biết cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống. Nếu một người có trình độ văn hóa cao mà viết văn lủng củng, người đọc đọc mãi chẳng hiểu ý họ viết gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt. Ngày nay, việc học văn rập khuôn theo các bài mẫu, các bài giảng khô khan làm cho các em không khơi gợi, nêu lên được ý tưởng, cảm xúc của bản thân, kìm hãm sự sáng tạo của cá nhân các em.
Môn ngữ văn lớp 7 tiếp tục cung cấp cho các em những kiến thức về cách dùng từ ngữ, cách đặt câu, các dạng văn mới. Đồng thời các thông qua các tác phẩm văn học, các em hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người, giúp các em có cách diễn đạt tốt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG NGỮ VĂN LỚP 7
Phần văn
Những tác phẩm văn học ca ngợi tình yêu thương đất nước (Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh…) ca ngợi vẻ đẹp con người và đất nước (Ca Huế trên sông Hương, Sài Gòn tôi yêu,….), ca ngợi nhân cách và nêu lên số phận con người (Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm khúc,…) các bài thơ trữ tình ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,….)
Cách xây dựng bố cục cho các thể loại văn riêng biệt, cách viết một bài văn mạch lạc về ý và từ, các yếu tố tự sự, miêu tả trong một bài văn, cách dùng từ cho từng thể loại văn.
Phần tập làm văn
Thể loại văn biểu cảm: Văn biểu cảm là dạng văn viết bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết về một sự vật sự việc hoặc về người, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Văn biểu cảm có nhấn mạnh đến yếu tố tâm tư, tình cảm, cảm nghĩ, cảm xúc của bạn đối với nhân vật bạn đang nói đến hoặc đối với sự vật hiện tượng mà bạn đang miêu tả. Văn biểu cảm là dạng văn viết bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết về một sự vật sự việc hoặc về người, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Văn biểu cảm có nhấn mạnh đến yếu tố tâm tư, tình cảm, cảm nghĩ, cảm xúc của bạn đối với nhân vật bạn đang nói đến hoặc đối với sự vật hiện tượng mà bạn đang miêu tả. Văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
+ Văn lập luận chứng minh: lập luận là trình bày và triển khai luận điểm; nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; dùng những lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ, chứng minh điều mình muốn nói, để người đọc hiểu và đồng tình với mình. Nói chung, lập luận là cách nói, là phương pháp thuyết phục đối tượng
+ văn lập luận giải thích: Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
Văn bản đề nghị: là một loại của văn bản hành chính nhằm mục đích nêu lên ý kiến của mình cho các nơi có thẩm quyền để thỏa mãn một nhu cầu, một quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể. Văn bản đề nghị phải theo khuôn mẫu nhất định.
Văn bản báo cáo: cũng là một dạng của văn bản hành chính. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể, Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau: Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.
Phần tiếng việt
Từ ghép: Hai từ đơn lẻ trở lên ghép lại tạo thành một từ ghép. Có khi những từ đó đứng một mình không có nghĩa, cũng có khi là có nghĩa khác với cái nghĩa của từ ghép, từ ghép không bắt buộc phải chung nhau bộ phận vần.
Từ ghép: Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa. Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu
Từ Hán Việt: Là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt.
Quan hệ từ: là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. Các quan hệ từ thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng ,mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,… Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng 1 cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết, quan hệ giả thiết, điều kiện – kết quả, quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập, quan hệ tăng tiến .
Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại: – Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .
Từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,…. đối lập nhau.
Từ đồng âm: là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
Thành ngữ là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thànhcâu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp; không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữthường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh.
Điệp ngữ là một biện pháp tu từ” trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn. Mục đích của Điệp ngữ là nâng cao, nhấn mạnh tính chất của sự vật, hiện tượng.
Câu rút gọn là câu mà các phần khác được bỏ đi thì hai phần chính là chủ và vị cũng được bỏ đi một phần, còn gọi là câu tĩnh lược.
Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. – Câu rút gọn là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau: … Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ).
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, hay của tư tưởng, tình cảm.
Bạn thân mến!
Để làm rõ vấn đề ngữ văn quan trọng như thế nào, thì một vài dòng không thể diễn tả được hết. Hơn ai hết, bạn phải ý thức được rằng, trong môi trường hiện đại và đầy cạnh tranh như hiện nay. Nếu con/em bạn thiếu một trong những kỹ năng ăn nói, nhận thức vấn đề… thì sẽ là thiệt thòi vô cùng lớn so với những người khác.
VẬY NÊN,
Việc trang bị kiến cho con/em là điều vô cùng cấp bách.
ĐỪNG NGẦN NGẠI liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tìm các thầy giáo, cô giáo dạy văn giỏi để đồng hành cùng các em