Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Tự Kỷ
Gia sư dạy can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà sẽ giúp quý phụ huynh giải quyết nỗi lo lắng về con/ em của mình này. Cha mẹ nào cũng mong con mình phát triển bình thường và có khả năng học tốt để mai này có ích cho xã hội. Nhưng một số bé ngay từ khi sinh ra lại không được ưu ái có sức khỏe lẫn trí tuệ ổn định. Vâng, hôm nay bài viết của chúng ta sẽ đề cập về vấn đề trẻ tự kỉ và dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ nhé.
Khái niệm và nhận biết
Hãy bắt đầu từ khái niệm, như thế nào là được gọi là bệnh tự kỷ? Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiêpa phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của bệnh này trong hai năm đầu đời của con mình. Vậy những dấu hiệu đó là như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ liệt kê cho phụ huynh các dấu hiệu rõ ràng nhất mà chúng ta sẽ bắt gặp khi quan sát trẻ nhé!
- Hành vi chống đối kháng cự:
Trẻ hay tỏ thái độ hoảng sợ hoặc giận dữ một cách vô cớ, không hay cười và hay tránh né mọi vật mọi người xung quanh. Trẻ thường hay phản ứng mãnh liệt với một sự vật bị thay đổi hoặc nhìn thấy người thân của mình có những những sự đổi thay trên cơ thể ví dụ mẹ căt tóc dài thành ngắn hay cha mẹ đảo ngược 1 thói quen hàng ngày của bé_ mọi ngày là đánh răng rửa mặt nhưng hôm nay lại là rửa mặt đánh răng.
- Hành vi kỳ lạ bất thường:
Các hành động như đi từ từ từng bước chậm rãi, chạy vòng tròn, tự lắc lư người… các hành động trên đều diễn ra một cách bất chợt hoặc liên tục không ngừng. Phụ huynh có thể thấy rõ hơn khi bé có những vết thương do chính bản thân bé gây ra cho mình, ví dụ như đánh vào đầu, tự cắn, nhổ tóc… Nhìn chung các hành động bé làm đều không có sự tự chủ lẫn hiểu biết rằng nó có thể làm hại bản thân mình.
- Rối loạn trong cách ăn uống:
Các trường hợp thường gặp nhất là trẻ chán ăn hoặc ăn xong lại hay ói mưa_lý do mà bé hay bị ói là do thực hiện các động tác mút như mút tay… Bé thường chỉ muốn uống sữa thay cho việc ăn các thức ăn mặc cho các món đã được thái nhỏ hoặc xay nhuyễn cho dễ nhai.
- Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp:
Khi tới độ tuổi bắt đầu bập bẹ nói bé vẫn im lặng, chỉ sử dụng tiếng động hoặc âm thanh để gọi cha mẹ hoặc nhờ lấy đồ mình muốn. Các âm thanh bé tạo ra đều rất vô nghĩa hoặc các câu nói chỉ được lặp lại nhiều lần. Nhìn chung là bé bị chậm nói và nếu bắt đầu nói thường chỉ nói các câu đơn giản nhưng thường sai về ngữ pháp lẫn văn phạm. Đặc biệt, bé chỉ hiểu các từ mang nghĩa đen chứ sẽ không hiểu được các câu nói vắn tắt hoặc trừu tượng của người nói,
- IQ thấp:
Theo thống kê, khoảng 40% IQ của trẻ tự kỷ dưới 55 điểm; 30% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ; 30% trẻ tự kỷ vẫn phát triển bình thường. Nhưng thực sự theo nghiên cứu cho thấy, trẻ tự kỷ sẽ có cả 2 trường hợp vừa thông minh vừa không thông minh. 90% nếu trẻ tự kỷ thông minh thì sẽ ắt hẳn vượt trội ở một lĩnh vực bất kì mà các trẻ em bình thường không thể bì kịp vì độ tập trung của trẻ tự kỷ cực kì cao và tốt. Trường hợp các bé không có năng khiếu thiên bẩm về nghiên cứu học tập thì sẽ chỉ quanh quẩn trong nhà không phát triển trong lĩnh vực học tập được.
Xem thêm: Địa Chỉ Tìm Giáo Viên Dạy Trẻ Chậm Nói Tại Nhà TPHCM
Nhận định
Ở trên là 5 dấu hiệu thường bắt gặp nhất ở 1 đứa bé mắc phải chứng bệnh tự kỷ. Điều xảy ra phổ biến ở các trẻ mắc phải chứng bệnh này là không thể hòa nhập và giao tiếp với trẻ em cùng lứa tuổi hoặc những người xung quanh. Chính vì không bộc lộ đuọc cảm xúc lẫn lời nói kèm theo sự dị nghị của những người xung quanh nên các bé dần khép mình lại và hầu như tỏ ra e dè, sợ hãi trước những người lạ. Nên nhớ rằng các trẻ bị tự kỷ rất nhạy cảm với mọi thứ, ngay cả chi tiết nhỏ nhất. Các em có thể là những thiên tài hoặc những kẻ lập dị. Nhưng cho dù là như thế nào, cái nhìn của những người xung quanh mới là cái khiến cho bất kỳ ai dù bình thường hay bất thường cũng phải lo lắng.
Lời khuyên
Đối với cha mẹ khi thấy con mình bị các dấu hiệu trên hoặc khác với những đứa trẻ còn lại thì việc đầu tiên là không nên lo sợ mà hãy cho bé đi gặp bác sĩ để chuẩn đoán và yêu cầu được nhận khóa trị liệu thích hợp cho bé. Hãy dành thời gian ở bên con, chia sẻ và tuyệt đối nên làm cho bé dễ chịu, yêu đời và hạnh phúc chứ không phải là lo sợ mọi người xung quanh chê cười mà giấu con ở trong nhà tránh tiếp xúc thế giới xung quanh. Cách làm đó chỉ khiến bé trở nên ngày càng xa cách thế giới mà thôi.