0933410490

Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Chi Tiết Và Đầy

Hiện nay để xin việc vào một công ty bất kì, bản thân mỗi người phải tự chuẩn bị sơ yếu lý lịch (hay còn gọi là CV) cho riêng bản thân mình. Vậy trong sơ yếu lý lịch cần có những thông tin gì. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết các yêu cầu cũng như nội dung mà một CV cần có nhé.

I/ Yêu cầu:

  • Người xin dự tuyển tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch.
  • Không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.
  • Bỏ vào hồ sơ ngay ngắn, thẳng tắp tránh làm nhăn hoặc lộn xộn để mất thiện cảm với công ty.
  • Cố gắng viết chữ trình bày sạch đẹp.

II/ Nội dung bắt buộc:

1/ Họ và tên: Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN A.

2/ Nam, nữ: là nam thì ghi chữ “nam”, là nữ thì ghi chữ “nữ”.

3/ Sinh năm: viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

4/ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

5/ Nơi ở hiện tại: viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

6/ Chứng minh nhân dân số, cấp tại, ngày cấp: ghi đúng theo chứng minh nhân dân được cơ quan công an cấp, có giá trị hiện hành.

7/ Nguyên quán: là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).

8/ Dân tộc: viết tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường…(nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài).

9/ Tôn giáo: ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo… ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi “không”.

10/ Trình độ văn hóa: viết rõ 12/12 chính quy; 12/12 bổ túc văn hoá.

III. Nội dung bổ sung:

  1. Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản…
  2. Thành phần bản thân hiện nay: viết rõ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp…; nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.
  3. Trình độ ngoại ngữ: viết theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, Nga ngữ…(nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ). Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì ghi là: Anh, Pháp, Nga…trình độ A, B, C, D.
  4. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
  5. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp.
  6. Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.
  7. Cấp bậc: Bậc lương đang hưởng (nếu có)
  8. Lương chính hiện nay: theo ngạch chuyên viên, kỹ thuật viên, kỹ sư,…(nếu có)
  9. Ngày nhập ngũ QĐNDVN (TNXP), ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ và lý do xuất ngũ.
  10. Hoàn cảnh gia đình: Cần khai Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột của bản thân, vợ (chồng), con cái. Viết rõ: họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.
  11. Quá trình hoạt động của bản thân: tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội, đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì.
  12. Khen thưởng: viết rõ tháng năm, hình thức được khen thưởng.
  13. Kỷ luật: viết rõ tháng năm, lý do sai phạm, hình thức kỷ luật.

Ở trên là một số gợi ý để các bạn bắt đầu xin việc có thể biết cách viết và trình bày sơ yếu lí lịch ra sao. Nếu các bạn còn có thắc mắc gì thì có thể lên tra cưu trên google để tìm thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này nhé. Ở đây là tổng hợp các ý chung nhất thường gặp ở một CV. Chúc các bạn thành công và có thể tìm được công việc phù hợp. Thân!

4.8/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.