4 Tuyệt Chiêu Giúp Các Bạn Học Sinh Phát Huy Sự Sáng Tạo
Các em có biết?
Sáng tạo giúp cuộc sống trở nên muôn màu muôn vẻ với nhiều điều lí thú. Sáng tạo đưa con người ta đến nhiều cung bậc khác nhau của cuộc sống. Sáng tạo xua tan sự nhàm chán tối tăm và những điều khiến con người ta mệt mỏi. Nào còn chần chừ gì nữa, hãy tối ưu hóa trí tưởng tượng của các em bằng 4 tuyệt chiêu sau:
Tóm tắt nội dung
Mở rộng cách thức và hiểu biết
Nếu muốn mình nổi trội về một mặt nào đó, các em nên tìm hiểu về nó càng nhiều càng tốt. Việc hô hào “Tôi sẽ trở thành họa sĩ giỏi” chẳng giúp ích được gì. Các em phải học cách tạo bố cụ để vẽ một bức tranh, pha màu và “kỹ xảo” vung cọ thành hình. Khi hoạt động sáng tạo, phần não lưu giữ ký ức sẽ được kích hoạt. Điều này hoàn toàn hợp lý vì để hình thành ý tưởng mới, các em phải có thông tin nền tảng về cái cần vẽ. Tương tự, khi muốn nói “Tôi là một thiên tài toán học”, thì điều đầu tiên là các em phải nắm được kiến thức căn bản bởi “Tất cả cũng từ căn bản mà ra”. Sau đó suy nghĩ thêm nhiều cách làm, nhiều phương pháp giải mới chứ cứ khư khư theo cách giải của thầy cô thì “sâu vẫn hoàn sâu” không bao giờ tiến hóa lên thành bướm được. Tóm lại, càng cố gắng thực hành, càng cố gắng trau dồi, các em càng có nhiều kiến thức để biến giấc mơ thành hiện thực. Việc mở rộng kiến thức có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, bạn có thể nâng cao kiến thức bằng cách lựa chọn tìm gia sư uy tín cho mình.
Tự tạo rắc rối
Thách thức bản thân bằng cách đặt giả sử “nếu”. Các em có thể tự hỏi: “Nếu phải tổ chức một bữa tiệc đột xuất cho toàn người ăn kiêng thì làm sao?” hoặc các bạn nữ thường hay suy nghĩ: “Nếu mình phải dự một sự kiện quan trọng ở trường mà không có thời gian đi làm tóc thì sao?”, “Nếu ý kiến mình đưa ra bị thầy cô phản bác dữ dội thì sao”. “Việc tự tạo ra rắc rối và tìm giải pháp cho nó giúp bạn xây dựng sức mạnh cho bộ não”, tiến sĩ tâm lý Đỗ Hạnh Nga, giảng viên trường đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, TP. HCM , giải thích. Quả vậy, khi bắt đầu tạo ra những vấn đề rắc rối cho bộ não, chính bản thân nó sẽ làm việc tích cực hơn để tìm ra những phương án khác nhau cho vấn đề đó. Các nơ-ron thần kinh sẽ liên kết với nhau để tìm kiếm thông tin. Khi một giải pháp được đưa ra mà không được chấp nhận, ngay lập tức bộ não “phát tín hiệu” tiếp tục lục lọi để đưa ra những giải pháp tiếp theo. Cứ như vậy, tư duy không ngừng sẽ khiến bộ não hoạt động hiệu quả và những ý tưởng sáng tạo sẽ lần lượt ra đời.
++>> Gia Sư Lớp 1
Tránh sự ồn ào
Để có thể tập trung suy ngẫm, các em cần cách ly mình khỏi sự ồn ào xung quanh và thả hồn vào những giai điệu du dương của âm nhạc, không phải nhạc điện tử nhé! Các nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc rất có ích cho quá trình sáng tạo. Đặc biệt là nhạc không lời đấy các em nhé!
Sáng tạo bằng chữ cái
Chơi chữ là bài tập rất tốt cho cả hai phần não. Trò chơi thứ nhất: các em có thể cài đặt đồng hồ trong vòng 3 phút rồi ghi lại những danh từ bắt đầu bằng một chữ cái nhất định. Tiếp tục cài đồng hồ trong 3 phút và nghĩ ra 2 lĩnh vực có thể áp dụng các danh từ đó. Cuối cùng, dành ra thêm 3 phút để tìm ra thêm 2 lĩnh vực khác có thể dùng được các danh từ trên. Trò chơi thứ hai: Dùng bảng chữ cái ABC trong tiếng anh. Hãy cùng nhóm bạn thi đua nhau nêu tên các danh từ bắt đầu bằng những chữ cái trong bảng Alphabet theo thứ tự. Ví dụ: a= ant (con kiến), b= ball (quả bóng), c= calendar (tấm lịch),…. Sau khi nêu hết danh từ thì đến tính từ, động từ, trạng từ,… Ở cấp tiểu học các em nhỏ đã được thầy cô cho chơi trò này rồi đấy.
Chúc các em thành công nhé!