0933410490

Hệ Thống Kiến Thức Hóa Học THCS

Chúc mừng các em học sinh lớp 9 đã vượt vũ môn thành công bước vào cánh cổng mới trung học phổ thông. Để các em tự tin và vững vàng hơn với năm học lớp 10, bài viết dưới đây, các gia sư Hóa học lớp 10 của Trung tâm gia sư Trí Việt xin hệ thống lại cho các em những kiến thức và nội dung cần nhớ của môn Hóa học, đây sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập lại kiến thức của hai năm học qua, đồng thời cũng sẽ là cơ sở, là nền tảng để các em áp dụng vào chương trình Hóa học phổ thông và kỳ thi đại học sau này.

++>> tham khảo chương trình KHUYẾN MÃI gia sư dạy kèm tại nhà tại trung tâm gia sư tphcm trực thuộc gia sư trí việt. Click xem ngay!

++>> Gia sư luyện thi vào lớp 10

1/ Các định luật cơ bản

  • Định luật bảo toàn khối lượng: tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất tạo thành.( Xem thêm về định luật bảo toàn năng lượng)
  • Định luật thành phần không đổi: thành phần về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất là không đổi, không phụ thuộc vào cách điều chế nó.
  • Định luật tỷ lệ bội
  • Khi hai nguyên tố kết hợp với nhau hình thành hợp chất, khối lượng của nguyên tố này kết hợp với cùng một khối lượng của nguyên tố kia, có tỉ lệ là những số nguyên đơn giản.
  • Ví dụ: Nguyên tố Nitơ và nguyên tố Oxi

N2O 14g nito có 8g oxi

NO 14g nito có 16g oxi

N2O3 14g nito có 24g oxi

NO2 14g nito có 32g oxi

N2O5 14g nito có 40g oxi
Vậy tỷ lệ: 8:16:24:32:40 = 1:2:3:4:5

  • Định luật Avogadro

Mol, Số Avogardo, Khối lượng mol, Thể tích mol của chất khí

  • Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, những thể tích bằng nhau của mọi chất khí đều chứa cùng một số phân tử khí.
  • Ví dụ: Ở 0 độ và 1atm, 22,6l khí có chứ 6,02.1023 phân tử khí.
  • Hệ quả: ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol khí có thể tích là 22,4l.

2/ Các công thức cơ bản

  • Mol: là lượng chất có chứa 6,02.1023 hạt vi mô (ion, nguyên tử, phân tử).
  • Chất khí:
    Ở điều kiện tiêu chuẩn: n=V/22,4
    Ở điều kiện bất kì: n=(P.V)/(R.T)
    P: áp suất (atm)
    V: thể tích (lít)
    R: 22,4/273=0,08205
    T: nhiệt độ Kelvin (T=*C + 273)
    * Ví dụ: Tính số mol khí N2 tương ứng với 0,5l N2 (đo ở 25*C và 730 mmHg

GIẢI

nN2={ [(730/760).0,5]/[0,08205.(25+273)]}=0,01964 mol

  • Chất rắn: n=m/M
  • Dung dịch: n=CM.V
  • Hạt vi mô: n=A/N
    A là số hạt vi mô, A= 6,02.1023        
  • Tỷ khối của chất khí
  • Là tỉ số khối lượng của hai chất khí hoặc hơi chiếm cùng thể tích và đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất
  • dA/B = mA/mB (A và B ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
  • Chọn V=22,4l và điều kiện tiêu chuẩn
    dA/B = mA/mB = MA/MB ( A và B chiếm cùng thể tích, ở cùng điều kiện)
  • Khối lượng phân tử trung bình của 1 hỗn hợp

Mtb = ( xM1+yM2+…)/(x+y+…)
x,y là thể tích hay số mol hay %V, % số mol của các chất.
* Ví dụ: một hỗn hợp A gồm 0,5 mol N2, 0,2 mol H2, 0,1 mol O2. Tính d A/không khí.

GIẢI

Mtb = (0,5.28+0,2.2+0,1.32)/(0,5+0,2+0,1) = 22

d A/không khí = Mtb/29=22/29

  • Dung dịch
  • Độ tan: S = (mct.100)/mdm  

Độ tan là số gam chất tan có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa ở một điều kiện xác định.
Đối với chất rắn, khi tăng nhiệt độ thì S tăng
Đối với chất khí, khi giảm nhiệt độ hay khi tăng áp suất hay vừa giảm nhiệt độ vừa tăng áp suất thì S tăng.
* Ví dụ: Tính độ tan của chất biết cứ hòa tan 53g Na2CO3 vào 250g H2O ở 18*C thu được dung dịch Na2CO3 bão hòa.

GIẢI

S Na2CO3 = 53.100/250 = 21,2g

  • Nồng độ mol: CM = n/V (M)
    Thể tích dung dịch cuối phản ứng có hai cách tính:
    * Nếu đề bài không cho khối lượng riêng của dung dịch cuối thì:
    V dd cuối = tồng thể tích chất lỏng đã pha trộn
    * Nếu đề bài cho khối lượng riêng của dung dịch cuối thì:
    V dd cuối = m dd cuối/ d dd cuối
  • Nồng độ phần trăm khối lượng
    C% = (m ct.100)/m dd

Khối lượng dung dịch sau phản ứng sẽ bằng tổng khối lượng dung dịch tham gia trừ đi khối lượng kết tủa hoặc bay hơi sau phản ứng.
* Ví dụ: hòa tan 20g NaOH vào 180g H2O thu được dung dịch NaOH. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng?

GIẢI

mct = 20g
mdd = mct + mdm = 20 + 180 = 200g
C% = (mct.100)/mdd = (20.100)/200 = 10%

  • Biểu thức liên hệ giữa CM và C%

CM = (10.D.C%)/M

  • Thứ tự phản ứng xảy ra trong dung dịch
    Phản ứng trung hòa
    Phản ứng trao đổi
    Phản ứng hòa tan chất kết tủa
    Phản ứng oxi hóa khử

Trung tâm gia sư Trí Việt hy vọng những chia sẽ trên sẽ là tài liệu bổ ích cho quý phụ huynh cũng như các em học sinh trong việc học tập môn Hóa học. Đây là những nội dung quan trọng mà các em cần phải nhớ rõ để tạo nền tảng vững chắc cho những năm học về sau. Kiến thức Hóa học lớp 10, 11 và 12 sẽ sử dụng rất nhiều những định luật và công thức trên, hy vọng khi cần các em sẽ có tài liệu để tham khảo mà không cần phải hoang mang tìm kiếm. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi, Trung tâm gia sư Trí Việt luôn luôn đồng hành cùng các em trên con đường học tập. Chúc các em học thật tốt.

1.4/5 - (111 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.