0933410490

Công thức tính diện tích, chu vi hình thang

Trong loạt serial chia sẽ kiến thức, Trung Tâm Gia Sư Trí Việt lần này sẽ gửi tới bạn đọc kiến thức cơ bản và các bài tập liên quan đến hình thang.

Nào, cùng tham khảo nhé!

* HÌNH THANG

1. Định nghĩa:

Hình thang trong hình học Euclide là một tứ giác lồi có hai cạnh song song. Hai cạnh song song này được gọi là các cạnh đáy của hình thang. Các cạnh còn lại gọi là các cạnh bên.

  • Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
  • Hai cạnh song song gọi là hai đáy.
  • Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên.

2. Nhận xét:

  • Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
  • Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.

Các dạng đặc biệt của hình thang

  • Hình thang vuông là hình thang có hai góc vuông.
  • Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

I) Hình thang vuông:

Trong hình học Euclid, hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. Hình thang vuông là 1 trường hợp đặc biệt của hình thang.

a) Định nghĩa: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
b) Dấu hiệu nhận biết: Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông.

II) Hình thang cân

Trong hình học Euclid, hình thang cân là hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau. Hình thang cân là 1 trường hợp đặc biệt của hình thang.

Hình thang cân có các tính chất sau:

  • Hai cạnh bên bằng nhau.
  • Hai góc ở đáy bằng nhau.
  • Hai đường chéo bằng nhau.
  • Hình thang nội tiếp là hình thang cân

Dấu hiệu nhận biết hình thang cân

  • Hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau là hình thang cân. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
  • Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau là hình thang cân
  • Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau (nếu hai cạnh bên ấy không song song) là hình thang cân

Diện Tích Hình Thang

Diện tích của hình thang bằng chiều cao nhân với trung bình cộng của hai cạnh đáy:

S = h \times \left(\frac{a + b}{2}\right)

 

 

Chu Vi Hình Thang

Chu vi hình thang bằng tổng độ dài của hai đáy và hai cạnh bên (tất cả các cạnh của nó):

P = a + b + c + d\,

31 BÀI TOÁN VỀ DIỆN TÍCH HÌNH THANG

Với những kiến thức mà trung tâm chia sẽ, hi vọng rằng các bạn sẽ hiểu và áp dụng vào các bài tập gặp phải. Nếu bạn gặp vấn đề trong học tập, cần được sự trợ giúp từ chúng tôi.

ĐỪNG NGẦN NGẠI liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Tìm hiểu về chương trình: học cùng gia sư dành cho học sinh lớp 5

2.1/5 - (15 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.