0933410490

Những Lưu Ý Trong Động Lực Học Chất Điểm Của Chương Trình Vật Lý 10

Kính thưa quý phụ huynh và các em học sinh thân mến!

Trong chương trình THPT, ngoài các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh thì Vật lý cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cũng là một môn học góp mặt trong khối thi đại học của các em. Trong quá trình công tác giảng dạy của mình, các gia sư Vật lý của Trung tâm gia sư Trí Việt nhận được khá nhiều tâm sự từ các em học sinh lớp 10, hầu hết đều gặp khó khăn trong việc học môn Lý. Vì chương trình Vật Lý THPT khá nặng so với chương trình THCS, và chỉ với một thời gian có hạn ở trường lớp, điều này rất khó để có thể nhòi nhét cho các em một số lượng lớn kiến thức vừa lý thuyết, vừa công thức, bài tập. Việc có quá nhiều định nghĩa, quá nhiều công thức đã làm các em bối rối và lẫn lộn trong việc lựa chọn phương pháp giải. Bài viết sau đây, Trung tâm gia sư Trí Việt xin chia sẽ với các em một số điều cần lưu ý khi giải bài tập của 6 bài đầu tiên trong chương trình Vật lý lớp 10 để phần nào giúp các em làm quen với phương pháp học tập, tránh những điều sai không đáng, cũng như tài liệu tham khảo cho quý phụ huynh và các em rút ra kinh nghiệm khi giải các dạng toán.

++>> tham khảo chương trình KHUYẾN MÃI gia sư dạy kèm tại nhà tại trung tâm gia sư tphcm trực thuộc gia sư trí việt. Click xem ngay!

Bài 1. Chuyển động cơ

  • Để xác định một vật được coi là chất điểm hay không, các em cần so sánh kích thước của vật với độ dài đường đi hoặc khoảng cách đang xét. Nếu thấy kích thước của vật rất nhỏ so với độ dài đường đi hoặc khoảng cách đang xét thì vật được coi là chất điểm.
  • Khi xác định vị trí của một vật các em cần chọn hệ tọa độ, hệ tọa độ này có thể là một chiều Ox hoặc hai chiều Oxy, khi xác định vị trí và thời gian của chuyển động các em cần phải chọn hệ quy chiếu (hệ quy chiếu gồm hệ tọa độ và đồng hồ).
  • Đối với những bài toán cho hai vật, hai xe gặp nhau tại một thời điểm nghĩa là chúng đang ở cùng một vị trí. Lúc này, các em cần vận dụng các công thức về các chuyển động đã học ở lớp dưới để giải bài toán tổng hợp.

Bài 2. Chuyển động thẳng đều

  • Đối với các bài tập giải bằng phương pháp đại số các em cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:
    * Chọn hệ quy chiếu bao gồm gốc tọa độ, trục tọa độ và chiều (+), gốc thời gian. Các em lưu ý đây là bước đầu tiên không được bỏ qua. Từ đó, xác định các điều kiện ban đầu xo, to và v theo quy ước dấu, nếu chọn dấu sai kết quả bài toán sẽ sai (vật chuyển động cùng chiều (+) thì v>0, vật chyển động ngược chiều (+) thì v<0.
    * Viết công thức đường đi và phương trình chuyển động thẳng đều cho từng trường hợp.
    * Dựa vào điều kiện ban đầu suy ra yêu cầu của bài toán
    ***Lưu ý: các em cần lưu ý đối với bài toán hai vật gặp nhau thì khi đó x1=x2 và khoảng cách giữa hai vật được tính bằng trị số tuyệt đối |x2-x1|, khoảng cách là một số dương.
  • Đối với bài toán giải bằng phương pháp đồ thị, các em cần lưu ý:
    * Xác định phương trình chuyển động thật kỹ để vẽ đồ thị chính xác.
    * Với bài cần dựa vào đồ thị để trả lời câu hỏi cần nhận biết được loại chuyển động (đứng yên, chuyển động thẳng đều,…), xác định độ lớn vận tốc, xác định quãng đường đi của vật (lưu ý độ lớn vật tốc và quãng đường đi của vật là một số dương), xác định vị trí và thời điểm mà hai vật gặp nhau.

++>> Tin Bạn Nên Tham Khảo: Nhận Dạy Kèm Tại Nhà Khu Vực TPHCM

Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Công thức cần nhớ:

Những Lưu Ý Trong Động Lực Học Chất Điểm Của Chương Trình Vật Lý 10 1

  • Đối với bài này, các em áp dụng các bước giải bài tập như bài 2, mặt khác cần lưu ý những cụm từ như “bắt đầu” (vo=0), “dừng lại” (v=0), “tăng tốc” (nhanh dần đều), “hãm phanh” (chậm dần đều),…
  • Xác định độ lớn gia tốc, độ lớn gia tốc là một số dương.
  • Xác định quãng đường đi của vật bằng cách tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị và hai trục tọa độ.

Bài 4. Sự rơi tự do

Công thức cần nhớ: 

Những Lưu Ý Trong Động Lực Học Chất Điểm Của Chương Trình Vật Lý 10 2

  • Các em cần đọc kỹ đề bài, dựa vào định nghĩa và đặc điểm của sự rơi tự do để xác định xem chuyển động của vật có phải rơi tự do hay không, ví dụ như: bỏ qua sức cản của không khí, vật chuyển động từ trên xuống,…
  • Từ công thức của sự rơi tự do, các em sẽ suy ra được vận tốc rơi của vật, quãng đường rơi của vật hay thời gian rơi của vật.
  • Ngoài ra, khi đề bài nhắc đến quãng đường rơi của vật trong t0 giây cuối cùng thì các em phải sử dụng công thức tính quãng đường rơi của vật trong thời gian t và (t-t0).
  • Dạng toán này còn có thể liên hệ đến các công thức tính s, v, t, sự truyền âm trong không khí,…

Bài 5. Chuyển động tròn đều

Công thức cần nhớ: 

Những Lưu Ý Trong Động Lực Học Chất Điểm Của Chương Trình Vật Lý 10 3

  • Các em cần nắm rõ các định nghĩa, đặc điểm của chuyển động tròn đều để khi đọc đề bài sẽ xác định được đây thuộc dạng chuyển động gì từ đó áp dụng công thức phù hợp: quỹ đạo là đường tròn, tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
  • Đối với bài này, điều quan trọng các em cần phỉ lưu ý nhất là phần đổi đơn vị, bởi dạng toán này có rất nhiều đơn vị khác nhau như km/h, m/s, Hz, ngày, giờ, phút, giây, độ, rad,…
  • Ngoài các công thức trong sách giáo khoa, còn các công thức cần nhờ để giải bài tập như công thức liên hệ giữa đường đi s với góc quay của bán kính.
  • Các em phải nắm được chu kỳ của một vật chuyển động tròn đều là bao nhiêu, chu kỳ của kim giây (T=1 phút), kim phút (T=1h), kim giờ (T=12h),…

Bài 6. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc

  • Đối với bài này, việc các em xét hệ quy chiếu rất quan trọng, bởi xét đúng hệ quy chiếu mới có thể suy ra chính xác quỹ đạo và vận tốc chuyển động của vật.
  • Khi sử dụng công thức cộng vận tốc, tránh nhầm lẫn giữa vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, vận tốc kéo theo.
  • Điều các em hay sai nhất, hãy luôn nhớ rằng công thức cộng vận tốc phải luôn được viết dưới dạng vecto. Sau đó, tùy trường hợp cụ thể của bài toán mà chuyển về dạng đại số (cùng chiều, ngược chiều,…).

Xem tổng hợp các công thức vật lý 10 đầy đủ tại đây:

Hy vọng với những điểm cần lưu ý trên sẽ giúp ích cho các em trong khoảng thời gian đầu học tập môn Vật lý của môi trường THPT. Trong quá trình học, các em hãy chú ý hiểu rõ các định nghĩa, đặc điểm nhận dạng, các cụm từ trong đề nhắc đến và quan trọng phải thuộc công thức để có thể giải bài tập một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, đừng quá lo lắng và áp lực khi học tập, hãy học với tâm lý thoải mái nhất, nếu có khó khăn đừng ngần ngại hãy liên hệ với Trung tâm gia sư Trí Việt, các gia sư Vật lý của chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ các em. Đặc biệt, nếu bạn đang cần một gia sư dạy kèm môn vật lý lớp 10, đội ngủ gia sư Trí Việt luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn. 

Chúc các em thành công.

Vui lòng để lại nguồn https://giasutriviet.edu.vn/dong-hoc-chat-diem-vat-ly-10.html khi sao chép lại bài viết này!

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.