0933410490

Giáo Dục Trẻ Trong Những Năm Đầu Đời Dễ Hay Khó?

Giáo dục Đạo đức và Rèn luyện tư duy, Kỹ năng mềm cơ bản cho các em học sinh tiểu học vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời.

“Uốn cây nên uốn cây non, dạy trẻ nên dạy thuở chưa biết gì”

Thế hệ mầm non hiện nay là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nguồn lực phát triền đất nước. Vậy nên chúng ta cần đầu tư nhiều công sức và tâm huyết để mong những mầm non này trở thành những người có thể đem lại lợi ích cho xã hội.

Công tác giáo dục nên thực hiện đối với trẻ như thế nào là hiệu quả và phù hợp?

“Một trang giấy trắng nếu được trang trí lên bằng những hàng chữ thẳng, đẹp đẽ thì đương nhiên sẽ trở thành một tác phẩm đẹp, nếu ngược lại sẽ trở thành một tờ giấy xấu.”

Các em học sinh bây giờ rất thông minh, nhạy cảm với cuộc sống của môi trường xung quanh. Chúng tiếp thu một cách nhanh chóng và bắt trước được gần như 100%.

Dạy trẻ nhỏ thì đầu tiên nên dạy Đạo đức, lễ nghĩa, sau đó là con chữ và kiến thức. Nhưng hiện nay, yếu tố quan trọng nữa cần phải dạy đó là “kỹ năng mềm” giúp trẻ làm quen và bước vào đời tốt hơn.

1/ Giáo dục đạo đức cho trẻ

Khi các bé còn nhỏ, các bậc phụ huynh nên dạy cho các bé về lễ nghĩa với người lớn tuổi, cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Lễ nghĩa rất quan trọng, nó hình thành nên tư cách, thể hiện sự văn minh văn hóa của mỗi người.

Nên dạy bé cách chào hỏi khi gặp người lớn hơn. Đầu tiên có thể dạy bé nói chuyện lễ phép với ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình. Dạy bé cách tôn trọng mọi người xung quanh. Hướng dẫn cho trẻ cách nhận lỗi và xin lỗi khi làm sai.

Giáo Dục Trẻ Trong Những Năm Đầu Đời Dễ Hay Khó? 1

Các bé được hình thành tính cách một phần là do quan sát những thứ xung quanh và phát triển tự nhiên, một phần do định hướng và cách dạy dỗ của bố mẹ. Nếu chúng ta dạy bé điều hay lẽ phải và giải thích cho bé hiểu nên làm như thế nào là đúng thì bé sẽ hoàn thiện tính cách, phát triển theo hướng tốt.

Các bậc phụ huynh nên tâm lý với trẻ nhỏ, vì đó là độ tuổi nhạy cảm nhất. Quan tâm đến từng thay đổi nhỏ nhất của bé trong cách giao tiếp, hành động mỗi ngày để điều chỉnh cũng như dạy dỗ bé cho chuẩn nhất.

2/ Rèn Luyện Tư Duy

Tư duy là do trẻ phát triển tự nhiên. Chúng ta chỉ hỗ trợ cho sự phát triển đó để nó được hoàn hảo theo hướng mong muốn. Đa số các bé đều có tư duy khác nhau. Chúng ta có thể quan sát trong thực tế với trường hợp khi đưa cùng một công việc cho 3 bé khác nhau, sẽ ra 3 cách giải quyết khác nhau.

Đó là tư duy tự nhiên và nó điều khiển hành động các bé. Chúng ta không thể ép buộc các bé làm theo ý chúng ta một cách rập khuôn. Hãy để các bé bộc lộ tư chất và bản năng tự nhiên, như vậy sẽ giúp các bé phát triển tốt hơn.

Giáo Dục Trẻ Trong Những Năm Đầu Đời Dễ Hay Khó? 2

Các bậc phụ huynh nên rèn luyện tư duy cho các bé bằng nhiều hình thức:

– Chơi các trò chơi mang tính sáng tạo cùng bé.

– Đưa ra các tình huống, quan sát và hướng dẫn bé cách giải quyết hợp lý và thông minh.

– Đọc những câu chuyện cổ tích, những cuốn sách mang nội dung phù hợp với độ tuổi của bé.

Tư duy của bé nên được quan tâm và định hướng để sau này bé có thể phát triển tốt trong môi trường giáo dục và môi trường xung quanh.

3/ Dạy Kỹ Năng Mềm Cho Bé Làm Quen Với Đời Sống

Đây là 1 hình thức quan trọng trong việc giáo dục các bé trong xã hội hiện tại. Vì chúng ta có thể thấy xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa mọi thứ càng trở nên phức tạp. Mọi hành động, sự việc diễn ra trong đời sống đều mới mẻ trong mắt những đứa trẻ.

Giáo Dục Trẻ Trong Những Năm Đầu Đời Dễ Hay Khó? 3
Có nên cho trẻ học kỹ năng mềm khi còn trẻ

Khi ra ngoài và tiếp xúc với đời sống thực tế các bé có thể gặp những tình huống khó xử. Thậm chí các bé không biết xử lý như thế nào và bị mất tự tin, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Phụ huynh nên dạy những kỹ năng như thế nào cho bé để giúp các bé hòa đồng với môi trường cũng như bạn bè?

  • Dạy kỹ năng giao tiếp và tự tin vào bản thân

Khi gặp người lạ và có nhu cầu muốn nói chuyện hãy tự tin đến hỏi thăm thông tin của đối phương và tự giới thiệu về bản thân để bắt đầu câu chuyện.

Khi gặp những câu hỏi khó từ người khác hãy bình tĩnh và suy nghĩ xem tình huống như thế nào để có thể đưa ra câu trả lời giải quyết chứ đừng im lặng, vì như thế là thể hiện mình không tôn trọng hoặc không tự tin.

Có những trường hợp, các bé đến những nơi công cộng (quán ăn, nhà sách, công viên….) các bé muốn hỏi và có nhu cầu về món ăn, trò chơi đó nhưng ngại không dám hỏi các nhân viên, luôn nhờ bố mẹ hoặc người thân hỏi thay mình. Điều đó là không nên, như thế bé sẽ mãi phụ thuộc vào người khác, có thói quen ngại tiếp xúc. Kỹ năng giao tiếp mất dần, không có lợi cho sau này.

  • Dạy trẻ những vấn đề tiêu cực và tích cực của xã hội

Bố mẹ nên dạy trẻ phần biệt việc làm nào xấu không nên làm theo, những hành động nào đáng noi gương và học hỏi.

Vì hiện nay, các bé có bản năng bắt trước rất nhanh. Khi một hành động không tốt (chửi bậy, xả rác, cãi lời người lớn…) lọt vào mắt bé, mà không được điều chỉnh lại bởi phụ huynh là các bé sẽ bắt trước và thực hành theo ngay.

Hoặc tệ hơn, cụ thể như nạn ma túy giấy trong các trường cấp 1, cấp 2 là tệ nạn xã hội, là tiêu cực học đường. Nhiều bé đã thử và có hậu quả nghiêm trọng do phụ huynh không phân tích và răn đe con đúng cách và kịp thời.

Cái chính ở đây là hãy giúp bé phần biệt Tốt – Xấu để phòng ngừa những tình huống không mong muốn xảy ra.

  • Dạy bé thể hiện quan điểm bản thân

Có những bé luôn làm theo ý muốn của người khác và luôn thay đổi suy nghĩ theo người khác.

Như vậy là không nên, vì quan điểm, lập trường riêng của bản thân là rất quan trọng. Nó giúp bản thân dù là người lớn hay trẻ nhỏ thể hiện được tính cách cũng như sự khác biệt giữa mọi người. Không thể một màu trong cuộc sống.

Khi trẻ có lập luận, ý kiến riêng của mình thì hãy để bé thể hiện bằng cách chứng mình điều đó là đúng theo những hành động hay lời nói có vẻ là ngây thơ của riêng bé. Không nên bắt bé làm theo ý mình ngay. Cho dù bé có sai hãy cứ để bé nói ra, như thế sẽ giúp bé có chính kiến, không dễ bị người khác điều khiển sau này.

Ở đây không phải là dạy bé lam sai, mà là nếu ý kiến của bé sai thì hãy phần tích cho bé hiểu, nếu điều đó dẫn đến hành động sai thì hãy giúp bé biết nhận lỗi và sửa sai.

Các bậc Phụ huynh thân mến!

Trên đây là những ý kiến riêng theo quan điểm của tác giả trong việc giáo dục trẻ nên nếu có điều gì sai hay thiếu sót mong quý phụ huynh bổ sung và cho ý kiến thêm về việc dạy trẻ. Chúng ta hãy cùng chung tay đào tạo những thế hệ mầm non thành người có ích.

Trước hết là cho bản thân mỗi bé, sau là giúp bố mẹ có thể an tâm khi trẻ được hình thành tư duy, kỹ năng từ nhỏ. Điều này  sẽ giúp các bé trưởng thành tốt trong tương tai.

Trên đây là bài viết tham khảo cho Phụ huynh về cách giáo dục trẻ trong giai đoạn nhạy cảm những năm đầu đời. Hiểu được và đồng cảm với nỗi băn khoăn của Phụ huynh về vấn đề đau đầu này, Trung tâm Gia Sư Trí Việt muốn hỗ trợ quý Phụ Huynh trong vấn đề này. Vậy nên chúng tôi có đội ngũ Gia sư kinh nghiệm dạy kèm trẻ tại nhà và sẽ chia sẻ các bí quyết truyền đạt Kỹ Năng Sống, Rèn Luyện Đạo đức, Tư Duy cho trẻ cùng với Phụ huynh.

Nguồn:https://giasutriviet.edu.vn

[blog_posts style=”overlay” depth=”1″ animate=”fadeInLeft” title_style=”uppercase” show_date=”text” image_height=”144%” image_overlay=”rgba(0, 0, 0, 0.56)” image_hover=”color” image_hover_alt=”overlay-remove-50″]
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.