0933410490

7 Điều Cần Lưu Ý Của Môn Sinh Học Trong Kỳ Thi THPT Quốc Gia

Trong cuộc sống hằng ngày không thể thiếu hiểu biết về sinh giới. Nhà trường phổ thông sẽ giải quyết vấn đề này thông qua việc truyền thụ kiến thức sinh học cho học sinh. Và cũng chính vì thế, môn Sinh học đã trở thành một trong những môn khoa học tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong con đường học vấn và trở thành một trong những môn học góp mặt trong kỳ thi THPT quốc gia. Bài viết hôm nay, Trung tâm gia sư Trí Việt xin chia sẽ đến quý phụ huynh và các sĩ tử mùa thi những nội dung cần lưu ý của môn Sinh học trong kỳ thi trọng đại này.

1/ Cơ chế di truyền và biến dị

Đây là chương tương đối khó về cả lý thuyết và bài tập, các em cần tập trung vào những nội dung chính như sau:

  • Các loại, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, ví dụ của các loại đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến lệch bội và đột biến đa bội.

Nắm vững phương pháp giải bài tập về ADN, nhận đôi, nguyên phân, giảm phân, phiên mã, dịch mã, đột biến trong từng giai đoạn nguyên phân và giảm phân, cách viết giao tử thể lệch bội, tam bội, tứ bội.

2/ Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Đây là chương có rất nhiều bài tập khó và hay đánh bẫy học sinh nhất, các em cần lưu ý những dạng bài tập về quy luật phân ly độc lập và hoán vị gen.

7 Điều Cần Lưu Ý Của Môn Sinh Học Trong Kỳ Thi THPT Quốc Gia 1
Ứng dụng của sơ đồ tư duy vào môn sinh học

Các bạn có thể tìm đọc để hiểu tại đây: cách tạo sơ đồ tư duy

3/ Di truyền học quần thể

Bài tập của chương này rất đa dạng, các em cần nắm vững về cách tìm tần số alen, thành phần kiểu gen trong quần thể. Và để làm được dạng bài tập này, các em cần nắm vững công thức tính cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua n thế hệ.
***Lưu ý: Với những bài tập về di truyền, các em hãy ôn lại kiến thức toán về tổ hợp, tần số để giải bài tập một cách nhanh chóng và chính xác.

4/ Ứng dụng di truyền học

Chương này các em cần tập trung vào lý thuyết ứng dụng di truyền trong công tác tạo giống vật nuôi và cây trồng cũng như vi sinh vật.

Các em cần phân biệt được các cấp độ tạo giống: cơ thể  – cơ quan – tế bào – gen.
* Cơ thể: các đột biến, biến dị tổ hợp.
* Cơ quan: gây đột biến tại cơ quan đó.
* Tế bào: các phương pháp như nuôi cấy mô tế bào, dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh, nhân bản vô tính động vật, cấy truyền phôi động vật.
* Gen: gen bị biến đổi hoặc thêm gen mới.
Các em cần nắm rõ khái niệm của các phương pháp này, để khi đề hỏi ứng dụng phương pháp di truyền nào các em có thể chọn đáp án chính xác.

Giống được tạo ra từ một loài hay hai loài, hai loài có họ hàng gần hay không có họ hàng.

Phương pháp tạo giống xuất phát từ tế bào nào: sinh dục hay sinh dưỡng.

Quy trình tạo giống có chuyển gen hay cấy nhân có gen đã cải biến, quy trình tạo giống bằng phương pháp đột biến.

Các thành tựu của ứng dụng di truyền gen vào thực tế sản xuất.

Ưu và nhược điểm của từng phương pháp.

7 Điều Cần Lưu Ý Của Môn Sinh Học Trong Kỳ Thi THPT Quốc Gia 2

Tin nên xem: tìm trung tâm gia sư uy tín tại tphcm

5/ Di truyền người

Đây là chương di truyền y học liên quan đến các bệnh về con người.

Các em cần nắm được nguyên nhân, hậu quả của các bệnh:
* Bệnh di truyền phân tử: các yếu tố đông máu, haemoglobin, pheninketo-niệu,…
* Hội chứng liên quan đến NST: hội chứng Đao, hội chứng Turner, hội chứng tiếng khóc mèo kêu, ung thư máu, Claiphento,…
* Bệnh ung thư.
Với mỗi bệnh các em cần phài nắm được bệnh đó do đột biến gen nào, mất hay thừa NST nào, đó là NST số mấy,…

Các biện pháp bảo vệ vốn gen người.
* Bảo vệ môi trường hạn chế tác nhân đột biến.
* Tư vấn di truyền, sàng lọc trước khi sinh bằng các biện pháp sử dụng nghiên cứu phả hệ, chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai.
* Liệu pháp gen sử dụng vật liệu di truyền là virus sống sau khi đã loại bỏ gen gây hại.

Ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp bảo vệ vốn gen người.

6/ Tiến hóa

Nội dung quan trọng trong phần này các em cần nắm được là: 

Cơ chế tiến hóa. Các em cần phải so sánh được 5 nhân tố tiến hóa:
* Đột biến
* Di nhập gen
* Chọn lọc tự nhiên
* Yếu tố ngẫu nhiên
* Giao phối không ngẫu nhiên

So sánh nguyên nhân, cơ chế, kết quả của học thuyết tiến hóa của Đacuyn và học thuyết tiến hóa hiện đại.

Các con đường hình thành loài mới, so sánh tốc độ, đối tượng của từng quá trình hình thành loài.

Bảng các đại địa chất và sinh vật trong chương phát sinh sự sống.

7/ Sinh thái học

Phân biệt được các đặc trưng cơ bản của quần thể và quần xã, mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thề và mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã. Lưu ý, vì các em dễ nhầm lẫn giữa quần thể và quần xã nên đề rất hay đánh đố học sinh ở điểm này.

Rút ra ý nghĩa của mỗi đặc trưng để có thể trả lời những câu hỏi thực tế ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi.

Có thể sẽ có những dạng bài tập về hiệu suất chuyển hóa năng lượng.

Cách bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Lưu ý những hình ảnh sinh thái trong sách giáo khoa và những chú thích của mỗi hình.

Hy vọng những nội dung trên phần nào sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức Sinh học để vững vàng hơn trong kỳ thi tuyển sinh THPT quốc gia sắp đến. Tuy nhiên để đạt được điểm số cao trong kỳ thi đại học sắp tới, các em học sinh nên học tập thật kỹ, và làm thật nhiều đề thi minh họa của bộ giáo dục. Các bạn có thể xem bài viết tại đây:

Trung tâm gia sư Trí Việt chúc các em sẽ có một kỳ thi đạt kết quả thật tốt, nếu có khó khăn cần sự giúp đỡ, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng các em trên con đường học vấn.

Nguồn: https://giasutriviet.edu.vn/7-luu-y-mon-sinh-thpt-quoc-gia.html

4.8/5 - (26 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.